Hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì theo quy định Luật Kinh doanh bảo hiểm

24/08/2021
Hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì
1054
Views

Chắc hẳn ai cũng đã từng một lần tham gia vào các loại hợp đồng bảo hiểm. Có những loại hợp đồng bảo hiểm cho sức khỏe con người; có những loại bảo hiểm do trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba; và phổ biến nhất là loại hợp đồng bảo hiểm cho các loại tài sản. Bạn hoàn toàn có thể bảo hiểm cho tất cả các loại tài sản, như TV, tủ lạnh, máy giặt, xe ô tô, xe máy… Thông thường mọi người sẽ mua bảo hiểm cho các loại tài sản dễ có nguy cơ hỏng hóc và có giá trị lớn. Tất cả những loại hợp đồng bảo hiểm trên được gọi là hợp đồng bảo hiểm tài sản. Vậy hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là văn bản thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó bên mua bảo hiểm tài sản phải đóng phí bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm với tài sản được bảo hiểm.

Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản,; bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

Các loại hợp đồng

Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị

Hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm cao hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không được giao kết hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị.

Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị được giao kết do lỗi vô ý của bên mua bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với số tiền bảo hiểm vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm; sau khi trừ các chi phí hợp lý có liên quan. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại không vượt quá giá thị trường của tài sản được bảo hiểm.

Mời bạn đọc xem thêm:

Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị

Hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị là hợp đồng trong đó số tiền bảo hiểm thấp hơn giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị được giao kết, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm; và giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng.

Hợp đồng bảo hiểm trùng

Hợp đồng bảo hiểm trùng là trường hợp bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng; với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm.

Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.

Các vấn đề liên quan đến bồi thường

Căn cứ bồi thường

Điều đầu tiên mà doanh nghiệp bảo hiểm; cũng như bên mua bảo hiểm quan tâm đó chính là việc dựa vào đâu để tính tiền bồi thường. Và ngoài trả tiền bồi thường thì doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả những loại chi phí nào khác không.

Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của tài sản được bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế; trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác. Chi phí để xác định giá thị trường và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả không vượt quá số tiền bảo hiểm. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Ngoài số tiền bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm còn phải trả cho người được bảo hiểm những chi phí cần thiết, hợp lý để đề phòng, hạn chế tổn thất và những chi phí phát sinh mà người được bảo hiểm phải chịu để thực hiện chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.

Giám định tổn thất

Khi biết căn cứ vào giá trị tài sản tổn thất để trả tiền bảo hiểm thì có hai câu hỏi đặt ra. Ai là người xem xét, giám định phần tài sản tổn thất; chi phí giám định sẽ do ai chịu trách nhiệm.

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảo hiểm chịu.

Các bên có thể trưng cầu giám định viên độc lập. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xảy ra tổn thất; hoặc nơi cư trú của người được bảo hiểm chỉ định giám định viên độc lập. Kết luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.

Các quy định về an toàn

Việc quy định các quy tắc an toàn và buộc bên mua bảo hiểm phải làm theo chính là nhằm đảm bảo bên mua bảo hiểm thực sự muốn bảo đảm an toàn cho tài sản của mình; không hề có sự cố ý làm hư hại nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể can thiệp về việc áp dụng các biện pháp an toàn để ngăn chặn sự kiện bảo hiểm xảy ra; từ đó không phải bồi thường tiền bảo hiểm.

Người được bảo hiểm phải thực hiện các quy định về phòng cháy, chữa cháy; an toàn lao động; vệ sinh lao động; và những quy định khác nhằm bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm; hoặc khuyến nghị, yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế rủi ro.

Nếu người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm có quyền ấn định thời hạn người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đó. Nếu hết thời hạn này mà các biện pháp bảo đảm an toàn vẫn không được thực hiện; doanh nghiệp bảo hiểm có quyền tăng phí bảo hiểm; hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm khi được sự đồng ý của bên mua bảo hiểm hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Câu hỏi thường gặp

Có được phép từ bỏ tài sản đã được bảo hiểm không?

Câu trả lời là không. Trong trường hợp xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm không được từ bỏ tài sản được bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định hoặc các bên có thỏa thuận khác.

Doanh nghiệp bảo hiểm có cần chịu trách nhiệm do tài sản bị hư hỏng do han, gỉ hay không?

Câu trả lời là không. Tài sản bị han, gỉ được coi là hao mòn tự nhiên. Doanh nghiệp bảo hiểm không chịu trách nhiệm trong trường hợp tài sản được bảo hiểm bị tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Các hình thức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản?

Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận một trong các hình thức bồi thường sau đây:
• Sửa chữa tài sản bị thiệt hại;
• Thay thế tài sản bị thiệt hại bằng tài sản khác;
• Trả tiền bồi thường.

Không thỏa thuận được hình thức bồi thường trong hợp đồng bảo hiểm tài sản thì giải quyết như thế nào

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm không thỏa thuận được về hình thức bồi thường thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Hợp đồng bảo hiểm tài sản là gì. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận