Hội chợ, triển lãm thương mại theo pháp luật thương mại là gì?

08/09/2021
Hội chợ, triển lãm thương mại theo pháp luật thương mại là gì
1502
Views

Trước khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra phức tạp như hiện nay, các hội chợ hay triển lãm thương mại được tổ chức thường xuyên không còn là một điều mới mẻ. Tuy nhiên, đối với những người không có cơ hội tiếp cận do ở các tỉnh lẻ thì đây vẫn là một điều xa xỉ. Vậy hội chợ hay triển lãm thương mại là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:

Căn cứ pháp lý

Luật thương mại 2005

Nội dung tư vấn

Hội chợ, triển lãm thương mại là gì

Hội chợ, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định, để thương nhân trưng bày; giới thiệu hàng hoá dịch vụ, tài liệu về hàng hoá dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy; tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.

Hội chợ là hoạt động mang tính định kì được tổ chức tại một địa điểm, thời gian thích hợp; là nơi người bán, người mua trực tiếp giao dịch mua bán. Triển lãm có hình thái gần giống hội chợ nhưng mục đích của người tham gia triển lãm chủ yếu là để giới thiệu; quảng cáo chứ không phải nhằm mục đích bán hàng tại chỗ. Pháp luật thương mại không có sự phân biệt điều chỉnh đối với hội chợ và triển lãm thương mại.

Đặc điểm hội chợ, triển lãm thương mại

Về chủ thể

Hội chợ, triển lãm chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia đồng thời của nhiều thương nhân tại cùng một thời .gian và địa điểm nhất định.

Thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam; chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về hàng hoá; dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ; triển lãm thương mại thực hiện. Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức; tham gia hội chợ, triển lãm thương mại. Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ; triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam.

Về cách thức tổ chức

Thương nhân có thể trực tiếp tổ chức hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ tổ chức hội chợ, triển lãm.

Nếu tổ chức tại Việt Nam thì phải được đăng ký và được xác nhận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước nơi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại. Trường hợp tổ chức ở nước ngoài phải đăng ký với Bộ Công Thương.

Hàng hoá, dịch vụ tại hội chợ, triển lãm thương mại

Hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phải:

  • Không thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh; chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
  • Không thuộc diện cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật (đối với hàng hoá, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng);
  • Không phải là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.

Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày; kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại; phải tuân theo các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài là một năm kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nói trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Đăng ký hội chợ triển lãm, thương mại

Ở Việt Nam, để tham gia hiệu quả về hoạt động hội chợ triển lãm, thương mại cần tìm hiểu các thông tin về ngành hàng của mình một cách thường xuyên liên tục. Các thông tin về kế hoạch triển khai hộ chợ triển lãm; thương mại thường được cục Xúc Tiến Thương Mại (Bộ Công Thương) và sở công thương các tỉnh tổ chức.

Ngoài ra, còn có rất nhiều công ty trong lĩnh vực xúc tiến thương mại cần liên hệ; trao đổi trực tiếp với họ để tìm kiếm các cơ hội để đưa ngành hàng của mình phù hợp với mục tiêu của chương trình xúc tiến thương mại được tổ chức hàng tháng, quý hoặc theo năm.

Ký kết hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại

Việc tham gia hội chợ, triển lãm có thể được thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ được ký kết với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm.

Về hình thức: văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Về nội dung: Các điều khoản về các bên ký kết, nội dung dịch vụ, địa điểm; thời gian thực hiện dịch vụ, phí dịch vụ và các chi phí khác…

Thương nhân thuê dịch vụ có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ hàng hoá; tài liệu, thông tin về hàng hoá hoặc phương tiện cho bên kinh doanh dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng; kiểm tra việc thực hiện hợp đồng; thanh toán phí dịch vụ và các chi phí khác theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hoạt động thương mại là gì?

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Tập quán thương mại là gì?

Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.

Thói quen trong hoạt động thương mại là gì?

Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời