Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có chính sách phát triển như thế nào?

06/08/2022
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có chính sách phát triển như thế nào?
266
Views

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm thời gian qua đã cho thấy sự trưởng thành của ngành cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam đang được đa dạng hóa với tốc độ cao, sức ép mở cửa thị trường và thách thức hội nhập ngày càng lớn. Vậy hoạt động kinh doanh bảo hiểm có chính sách phát triển như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Kinh doanh bảo hiểm là gì?

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có chính sách phát triển như thế nào?
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có chính sách phát triển như thế nào?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có chính sách phát triển như thế nào?

Điều 5 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định chính sách phát triển hoạt động kinh doanh bảo hiểm như sau:

  • Nhà nước bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và các tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
  • Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
  • Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô đầu tư trở lại nền kinh tế, tái đầu tư, xây dựng thị trường bảo hiểm.
  • Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện đối với việc triển khai và tham gia các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các sản phẩm bảo hiểm vi mô và các sản phẩm bảo hiểm vì mục tiêu an sinh, xã hội.

Nguyên tắc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm

Tổ chức, cá nhân tại Việt Nam có nhu cầu tham gia bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam, trừ trường hợp sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chính phủ quy định chi tiết việc cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ môi giới bảo hiểm qua biên giới, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm qua biên giới phù hợp với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có chính sách phát triển như thế nào?
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có chính sách phát triển như thế nào?

Các loại bảo hiểm bắt buộc

Bảo hiểm bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng, môi trường và an toàn xã hội.

Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:

  • Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
  • Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc;
  • Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
  • Bảo hiểm bắt buộc quy định tại luật khác đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc có nghĩa vụ mua bảo hiểm bắt buộc và được lựa chọn tham gia bảo hiểm bắt buộc tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai.

Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc không được từ chối bán khi tổ chức, cá nhân đáp ứng đủ điều kiện mua bảo hiểm bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong kinh doanh bảo hiểm

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.

Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:

  • Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
  • Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có chính sách phát triển như thế nào?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về: Giấy phép sàn thương mại điện tử, thành lập công ty hợp danh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng tại nhà, hạch toán thuế độc lập, công văn xác minh đăng ký lại khai sinh, mã tra cứu hóa đơn điện tử…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Có mấy loại hình bảo hiểm?

Các loại hình bảo hiểm bao gồm:
– Bảo hiểm nhân thọ;
– Bảo hiểm sức khỏe;
– Bảo hiểm phi nhân thọ.

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp nào?

Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp sau đây:
– Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
– Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
– Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;
– Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;
– Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 của Luật này;
– Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;
– Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 của Luật này.

Giải quyết tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được thực hiện qua phương thức nào?

Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải hoặc Trọng tài hoặc Tòa án theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.