Hồ sơ thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Quảng Ninh

18/06/2021
Hồ sơ thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Quảng Ninh
458
Views

Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; vừa thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ, đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; trong 7 tháng đầu năm 2020, tại Quảng Ninh có: 631 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (chiếm 5,7% khu vực và chiếm 1,9% cả nước); tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2019. Vì vậy có rất nhiều khách hàng gửi thắc mắc tới luật sư 247 về thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Quảng Ninh.

Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tạm dừng kinh doanh là gì?

Tạm ngừng kinh doanh là quyền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ được thực hiện quyền này khi đáp ứng được những điều kiện nhất định theo luật định. Bao gồm thủ tục thông báo cho cơ quan nhà nước; và các nghĩa vụ tài chính liên quan. Quyền tạm ngừng kinh doanh được thể hiện tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020:

“Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
……….
3. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
………..”

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh tại Quảng Ninh

Mỗi doanh nghiệp đều có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong hai trường hợp:

  • Tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của doanh nghiệp.
  • Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của Cơ quan đăng ký kinh doanh; cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành; nghề có điều kiện theo quy định.

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp còn nợ. Tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động. Trừ trường hợp doanh nghiệp; chủ nợ; khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Xem thêm: Hồ sơ thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại An Giang

Quy định về thời gian tạm ngừng kinh doanh

Theo quy định cũ thì thời hạn tạm ngừng kinh doanh tối đa là 2 năm. Tuy nhiên, hiện nay đã không còn quy định này. Theo quy định mới về tạm ngừng kinh doanh, mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Và doanh nghiệp của bạn có thể tạm ngừng kinh doanh nhiều lần liên tiếp (không giới hạn thời gian).

Lưu ý khi đủ điều kiện tạm ngừng kinh doanh

Khi đủ điều kiện tạm ngừng kinh doanh, tiến hành tạm ngừng kinh doanh cần chú ý những điểm sau :

  • Gửi thông báo trước ít nhất 03 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh
  • Đơn vị phụ thuộc phải tạm ngừng nếu đơn vị chính tạm ngừng.
  • Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế; thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch; hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
  • Lệ phí môn bài không phải nộp nếu tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch (quy định cụ thể tại công văn 1263/TCT-KK)
  • Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động; trừ trường hợp doanh nghiệp; chủ nợ; khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.

Tuy nhiên trên thực tế; thì việc các doanh nghiệp nợ thuế thường sẽ không được phép tạm ngừng kinh doanh cho tới khi hoàn thành các nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế.

Thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Quảng Ninh

Hồ sơ pháp lý

Hồ sơ thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Quảng Ninh hiện nay (TNKD) được quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản kèm theo, gồm có:

Đối với hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty TNHH gồm:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của chủ sở hữu công ty (đối với công ty TNHH một thành viên);
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).

Đối với hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh công ty cổ phần gồm:

  • Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh công ty cổ phần.
  • Quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị;
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (nếu không tự thực hiện);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).

Đối với hộ kinh doanh cá thể

Thông báo tạm ngừng hoạt động hộ kinh doanh cá thể.

Quyết định tạm ngừng kinh doanh (Biên bản họp) của chủ sở hữu Công ty dự định tạm dừng:

Quyết định TNKD do chủ hộ kinh doanh ký xác nhận;

Đối với công ty hợp danh: Quyết định TNKD có xác nhận của thành viên hợp danh là chủ sở hữu công ty.

Giấy ủy quyền cho cá nhân đi thực hiện thủ tục (Nếu không tự thực hiện)

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có).

Quy trình thực hiện

Bước 1: Soạn thảo bộ hồ sơ tương ứng với loại hình doanh nghiệp và chuẩn bị hồ sơ hợp lệ.

Bước 2: Nộp hồ sơ qua mạng tại địa chỉ: https://dangkykinhdoanh.gov.vn. Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh; nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh. Chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày TNKD.

Bước 3: Trong thời gian 3 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp; sau khi đã tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh.

  • Hồ sơ hợp lệ: Nhận được giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh.
  • Hồ sơ không hợp lệ: Yêu cầu sửa đổi và bổ sung (quay lại bước 2).

Các gói tạm ngừng kinh doanh

Đây là mức giá tham khảo Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh công ty, doanh nghiệp, cửa hàng,… tại các tỉnh như: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thủ đô Hà Nội.

Ngoài ra, dịch vụ tạm ngừng kinh doanh tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng và các tỉnh thành khác nói chung; tùy thuộc vào tính đặc thù của từng tỉnh nên sẽ có những mức giá khác nhau. Để biết thêm chi tiết hãy lên hệ đến Luật sư 247 để được hỗ trợ kịp thời.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Nếu có thắc mắc gì về vấn đề “thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh tại Quảng Ninh” xin vui lòng liên hệ 0833102102 để được giải đáp thắc mắc và hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Trả lời