Hồ sơ khai thuế theo quy định pháp luật

04/12/2021
Hồ sơ khai thuế theo quy định pháp luật 2021
1390
Views

Chào luật sư! Tôi có 1 công ty kinh doanh vàng bạc đá quý tại đường Lương Ngọc Quyến; TP.Thái Nguyên. Tôi biết rằng theo quy định phải nộp thuế thu nhập cá nhân; nên đã đăng ký mã số thuế online. Tuy nhiên; vì là lần đầu nên còn nhiều bỡ ngỡ; không rõ hồ sơ khai thuế cần những gì? khai những gì hay thời gian cũng như địa điểm nộp. Rất mong được luật sư tư vấn về Hồ sơ khai thuế theo quy định pháp luật; để tôi có thể sớm hoàn thành nghĩa vụ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Hồ sơ khai thuế theo quy định pháp luật như sau:

Căn cứ pháp lý

Luật quản lý thuế năm 2019

Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Thông tư 06/2021/TT-BTC

Nội dung tư vấn

Hồ sơ khai thuế là gì?

Hồ sơ khai thuế ( sau đây gọi tắt là HSKT) là tờ khai thuế và các chứng từ; tài liệu liên quan làm căn cứ để xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế với ngân sách nhà nước; do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan quản lý thuế; bằng phương thức điện tử hoặc giấy.

Người nộp thuế phải khai tờ khai thuế, bảng kê; phụ lục (nếu có) theo đúng mẫu quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác; trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục; nộp đầy đủ các chứng từ; tài liệu quy định với cơ quan quản lý thuế. Đối với một số loại giấy tờ trong HSKT mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu nhưng pháp luật có liên quan có quy định mẫu; thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Các loại hồ sơ khai thuế

  • HSKT đối với loại thuế khai và nộp theo tháng là tờ khai thuế tháng.
  • HSKT đối với loại thuế khai và nộp theo quý là tờ khai thuế quý.
  • HSKT đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm bao gồm; HSKT năm (gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác có liên quan); Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm (gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế).
  • HSKT đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm; Tờ khai thuế; Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định.
  • Đối với hàng hóa xuất khẩu; nhập khẩu thì HSKT là hồ sơ hải quan theo quy định.
  • HSKT đối với trường hợp chấm dứt hoạt động; chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: Tờ khai quyết toán thuế; Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp; Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.

Trường hợp đặc thù trong hồ sơ khai thuế

Trường hợp không khai chung 1 hồ sơ

Trường hợp cùng 1 loại thuế mà người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh; thì thực hiện khai chung trên 1 HSKT. Trừ trường hợp:

Người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó:

  • có hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán; thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu thụ đặc biệt; lợi nhuận sau thuế riêng.
  • có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý; thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng; cho hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

Người nộp thuế có khoản thu hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho hoạt động thu hộ.

Người nộp thuế đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng; thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho từng dự án đầu tư; đồng thời phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa; dịch vụ mua vào sử dụng cho từng dự án đầu tư; với số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) của hoạt động; kinh doanh đang thực hiện cùng kỳ tính thuế.

Người nộp thuế được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức; nhưng không thành lập pháp nhân riêng; thì thực hiện khai thuế riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh; theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế

Người nộp thuế không phải nộp HSKT trong các trường hợp sau:

  • Người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.
  • Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và quy định tại điểm b khoản 2 Điều 79 Luật Quản lý thuế; trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.
  • Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.
  • Người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
  • Người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế; trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng; tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của khoản 4 Điều 44 Luật Quản lý thuế.

Thời hạn và địa điểm nộp hồ sơ

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

Đối với loại thuế khai theo tháng; quý thời hạn như sau:

  • Theo tháng: Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế;
  • Theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm; thời hạn như sau:

  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3; kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng; của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
  • Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4; kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
  • Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ; cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp mới kinh doanh; thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

Đối với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ; thời hạn chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động; chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp; thời hạn chậm nhất là ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.

Trường hợp khai thuế thông qua giao dịch điện tử; trong ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; mà cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế gặp sự cố; thì nộp HSKT; chứng từ nộp thuế điện tử trong ngày tiếp theo; sau khi cổng thông tin điện tử tiếp tục hoạt động.

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế

Người nộp thuế nộp HSKT tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp nộp HSKT theo cơ chế một cửa liên thông thì địa điểm nộp hồ sơ thực hiện theo quy định của cơ chế đó.

Địa điểm nộp HSKT đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.

Chính phủ quy định địa điểm nộp HSKT đối với các trường hợp sau đây:

  • Người nộp thuế có nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh;
  • Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các khoản thu từ đất; cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản;
  • Người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
  • Người nộp thuế thực hiện khai thuế thông qua giao dịch điện tử và các trường hợp cần thiết khác.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; HSKT và thời hạn nộp hồ sơ sẽ tương ứng với từng loại thuế; người nộp thuế; phù hợp vơi phương pháp tính thuế; kỳ tính thuế. Trường hợp của bạn cần lưu ý; nếu tiến hành nhiều hoạt động kinh doanh mà trong đó có hoạt động mua bán; chế tác vàng, bạc, đá quý; thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng. Địa điểm nộp thuế tuân theo quy định của pháp luật.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Kinh doanh online có phải đóng thuế?

Mọi cá nhân, doanh nghiệp tham gia kinh doanh, trong đó có cả kinh doanh qua hình thức TMĐT buộc phải đóng thuế. Nếu doanh thu bán hàng hóa trên ngưỡng doanh thu chịu thuế (ngưỡng hiện hành là từ 100 triệu đồng/năm trở lên) có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân.

Không nộp thuế bị xử lý như nào?

Theo điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi trốn thuế sẽ phải chịu chế tài xử phạt theo luật định tùy theo mức độ vi phạm

Cách tính thuế thu nhập cá nhân 2021 từ tiền lương, tiền công đối với cá nhân cư trú?

Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính trên thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận