Thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế hay còn gọi là thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh. Đây được xem là bước khó nhất và phức tạp nhất trong quy trình giải thể chi nhánh cũng như công ty. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về hồ sơ giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế.
Giải thể chi nhánh công ty
Chi nhánh công ty là gì?
Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020: “Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”.
Hướng dẫn thủ tục đóng mã số thuế chi nhánh công ty
Chi nhánh công ty là đơn vị phụ thuộc trực thuộc của công ty, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 Thông tư 95/2016/TT-BTC, bạn cần chuẩn bị hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế chi nhánh bao gồm các giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư này
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế;
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc, hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản, hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
Thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế
Chuẩn bị trước khi thực hiện thủ tục giải thể tại cơ quan thuế
Ở bước này, bạn sẽ phải làm việc với cơ quan thuế để quyết toán thuế. Vì vậy, công ty cần phải kê khai và quyết toán thuế đầy đủ cho chi nhánh đến thời điểm có quyết định chấm dứt hoạt động. Đồng thời, công ty phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, sổ sách để cơ quan thuế kiểm tra. Chuẩn bị thông tin để giải trình trong trường hợp cần thiết.
Đối với chi nhánh hạch toán độc lập, trước khi làm thủ tục đóng mã số thuế, chi nhánh cần phải nộp đầy đủ báo cáo gồm:
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (nếu có)
- Thông báo hủy hóa đơn (Nếu có)
- Báo cáo thuế giá trị gia tăng
- Báo cáo thuế thu nhập cá nhân
- Báo cáo thuế thu nhập công ty
- Báo cáo tài chính
Chi nhánh hạch toán phụ thuộc, không phải nộp những báo cáo trên.
Thủ tục giải thể chi nhánh tại cơ quan thuế
Như đã để cập ở trên, quá trình làm việc với cơ quan thuế được xem là bước khó nhất và kéo dài nhất trong thủ tục giải thể công ty. Nếu hoàn tất xong bước này, thì bạn đã đi được 80% chặng đường để giải thể chi nhánh cũng như công ty.
Để bắt đầu thủ tục này, bạn cần chuẩn bị hồ sơ giải thể chi nhánh theo hướng dẫn sau.
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu chấm dứt hiệu lực mã số thuế của chi nhánh
Hồ sơ đóng mã số thuế bao gồm:
- Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Tải mẫu số 24/ĐK-TCT trong Thông tư 95/2016/TT-BTC)
- Quyết định giải thể chi nhánh
- Thông báo giải thể chi nhánh
- Biên bản họp về việc giải thể chi nhánh (công ty TNHH 2 thành viên, hợp danh hoặc cổ phần)
- Văn bản xác nhận không còn nợ thuế của Tổng cục hải quan
- Cam kết chưa đặt in hóa đơn (Nếu chi nhánh không in hóa đơn).
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu có).
Nơi nộp hồ sơ:
- Chi nhánh hạch toán độc lập: Chi cục thuế quận, huyện nơi đặt trụ sở chi nhánh.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Chi cục thuế cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở công ty.
Cách nộp hồ sơ: Chỉ nộp trực tiếp.
Lệ phí: Miễn phí
Thời hạn giải quyết: 5 – 10 ngày làm việc.
Bước 2: Nhận xác nhận đang làm thủ tục đóng mã số thuế.
Sau khi hoàn thành bước 1, bạn sẽ nhận được phiếu hẹn nhận trả kết quả. Đến ngày nhận, bạn phải đến chi cục thuế để nhận giấy xác nhận đang làm thủ tục đóng mã số thuế.
Khi có giấy này rồi, cơ quan thuế sẽ yêu cầu bạn kê khai, quyết toán thuế đầy đủ để kiểm tra. Trên giấy hẹn sẽ thông tin đội thuế phụ trách để bạn có thể liên hệ.
Thời gian đóng mã số thuế bao lâu phụ thuộc vào quá trình làm việc, kiểm tra sổ sách, giải trình, giữa bạn và cơ quan thuế. Nếu bạn không có gì sai sót, phải giải trình, thì bạn sẽ nhận được giấy xác nhận không nợ thuế của Chi Cục thuế và quyết định chấm dứt mã số thuế chi nhánh.
Đến bước này, thì thủ tục giải thể chi nhánh với cơ quan thuế đã hoàn tất.
Bước 3: Thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh
Sau khi có giấy xác nhận không nợ thuế và quyết định chấm dứt mã số thuế của chi nhánh, thì công ty có thể làm thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Dịch vụ giải thể công ty của Luật sư 247
Theo quy định hiện nay, việc thành lập công ty thì dễ mà giải thể công ty thì khó. Các quy trình giải thể công ty phức tạp từ lúc chuẩn bị hồ sơ cho đến nộp hồ sơ giải thể công ty tại cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, nếu không nắm rõ các quy định thì rất khó để thực hiện theo đúng pháp luật.
Nếu quý khách muốn tiết kiệm thời gian, cũng như được hưởng các dịch vụ chuyên nghiệp. Luật sư 247 hân hạnh được cung cấp dịch vụ giải thể công ty nhằm giúp khách hàng giải quyết nhanh, gọn; chuẩn bị tất cả tài liệu, giấy tờ cho hồ sơ giải thể. Không những thế, các khâu nộp hồ sơ hay nhận kết quả cũng được thực hiện trong dịch vụ này.
Chi phí dịch vụ của Luật sư 247 có tính cạnh tranh cao tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Chỉ từ 2.000.000 VNĐ bạn đã có thể sử dụng dịch vụ giải thể công ty của của Luật sư 247. Mức giá chúng tôi đưa ra là rất phù hợp. Với mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Lợi ích Luật Sư 247 mang lại cho khách hàng
- Sử dụng Dịch vụ giải thể công ty của Luật sư 247 chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
- Sử dụng Dịch vụ giải thể công ty của Luật sư 247 sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
- Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Video của Luật sư 247 hướng dẫn về thủ tục dich vụ giải thể công ty
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hồ sơ giải thể chi nhánh”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ giải thể công ty cổ phần, dịch vụ giải thể doanh nghiệp, mã số thuế cá nhân tra cứu, Xác nhận tình trạng hôn nhân, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Tạo tài khoản đăng ký kinh doanh tại website: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Bước 2: Đăng nhập, gửi hồ sơ giải thể công ty.
Bước 3: Tải và kiểm tra hồ sơ đã nộp.
Bước 4: Hoàn tất việc nộp hồ sơ
Bước 5: Ký xác thực tài khoản.
Bước 6: Thanh toán.
Tại cơ quan thuế:
Soạn và nộp hoàn chỉnh hồ sơ nộp cho các cơ quan thuế;
Thanh hủy hóa đơn, giấy nộp tiền chưa sử dụng;
Nộp hồ sơ giải thể, quyết toán giải thể và các báo cáo thuế;
Kiểm tra, theo dõi tiến trình; kịp thời thông báo cho Quý Công ty;
Đại diện chi nhánh nhận thông báo khóa Mã số thuế:
Tiến hành đăng báo giải thể.
Tại Sở Kế hoạch và Đầu Tư và Tại Cơ quan Công an:
Soạn và nộp hồ sơ giải thể tại Phòng đăng ký kinh doanh;
Kiểm tra, theo dõi tiến trình; kịp thời thông báo cho Quý khách;
Nhận thông báo trả dấu tròn;
Trả dấu tại Công an;
Nhận biên bản thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Tại Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020, chi nhánh của công ty sẽ giải thể hay còn gọi là chấm dứt hoạt động theo:
Quyết định của chính công ty.
Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.