Hình phạt khi sử dụng hình ảnh có bản quyền

23/01/2022
Hình phạt khi sử dụng hình ảnh có bản quyền
437
Views

Việc sử dụng hình ảnh có bản quyền để quảng cáo; tạo lợi nhuận cho cá nhân ngày càng trở nên phổ biến ảnh hưởng đến nhiều người. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về hình phạt khi sử dụng hình ảnh có bản quyền nhé.

Quyền tác giả

Theo Luật Sở hữu trí tuệ; quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Khi một tác phẩm được tạo ra sẽ ngay lập tức được bảo hộ quyền tác giả. Bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản. Việc sử dụng các tác phẩm đó phải theo quy định của pháp luật:

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm.

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng.

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả

Theo quy định Nghị định 131/2013/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính với những hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định như sau:

Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Buộc sửa lại đúng tên tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có thông tin sai lệch về tên tác giả, tên tác phẩm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

“…”

Điều 17. Hành vi xâm phạm quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng

1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ 

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hình phạt khi sử dụng hình ảnh có bản quyền”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công tygiải thể công ty TNHH 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycamxác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu, … của Luật sư X. Hãy liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Định nghĩa về quyền tác giả 

Điều 4.2 Luật SHTT định nghĩa: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả có thể là tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật và tác phẩm khoa học. 

Định nghĩa về công nghệ

Điều 2.2 Luật KH&CN định nghĩa: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”. Công nghệ nếu là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình thì có thể được bảo hộ là sáng chế. Nếu công nghệ tồn tại dưới dạng một bí quyết thì được bảo hộ như bí mật kinh doanh. Trong mọi trường hợp, hình thức thể hiện của công nghệ được định hình dưới một dạng vật chất nhất định đều được coi là tác phẩm khoa học và được bảo hộ quyền tác giả.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.