Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định ra sao?

30/12/2021
973
Views

Xin chào luật sư, tôi có cấy ghép thành công một loại nho hoàn toàn mới. Tôi đã đi đăng ký bảo hộ cho giống cây này. Tuy nhiên, tôi phát hiện ra khách hàng từ xa tới mua nho lại đến xã bên cạnh; lý do bởi vì nhà bên đó bán giống cây nho trùng tên với giống nho tôi đã đăng ký bảo hộ. Vì vậy, tôi muốn hỏi luật sư hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định ra sao? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Căn cứ pháp lý

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009

Nghị định 105/2006/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Có thể nói, cho dù chủ kinh doanh đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì vẫn có hành vi xâm phạm xảy ra. Tuy nhiên, hành vi xâm phạm này là trái quy định và phải chịu chế tài nhất định. Đối với giống cây trồng cũng như vậy; Vậy hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định ra sao? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:

Khái niệm giống cây trồng?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh giống cây trồng năm 2004 thì vấn đề này được quy định như sau:

Giống cây trồng là một quần thể cây trồng đồng nhất về hình thái và có giá trị kinh tế nhất định; nhận biết được bằng sự biểu hiện của các đặc tính do kiểu gen quy định; và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau.

– Giống cây trồng được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp; lâm nghiệp và thuỷ sản bao gồm hạt, củ, quả, rễ, thân, cành, lá, cây con; mắt ghép, chồi, hoa, mô, tế bào, bào tử, sợi nấm, rong, tảo và vi tảo.

Điều kiện chung đối với giống cây trồng được bảo hộ

Căn cứ theo Điều 158 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển; thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp; và Phát triển nông thôn ban hành và mang các đặc điểm sau:

– Có tính mới

– Có tính khác biệt

– Có tính đồng nhất

– Có tính ổn định

– Có tên phù hợp.

Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng?

Theo Điều 188 Luật sở hữu trí tuệ quy định các hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng cụ thể như sau:

Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền của chủ bằng bảo hộ:

1. Khai thác, sử dụng các quyền của chủ bằng bảo hộ mà không được phép của chủ bằng bảo hộ;

2. Sử dụng tên giống cây trồng mà tên đó trùng; hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài; hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ;

3. Sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 của Luật này.”

Theo Điều 189 Luật sở hữu trí tuệ 

quy định về sử dụng giống cây trồng được bảo hộ phải trả tiền đền bù như sau:

Quyền tạm thời đối với giống cây trồng là quyền của người đăng ký bảo hộ giống cây trồng phát sinh từ ngày đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố đến ngày cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng. Trong trường hợp giống cây trồng không được cấp Bằng bảo hộ; thì người đăng ký bảo hộ không có quyền này.

Trong trường hợp người đăng ký biết giống cây trồng đăng ký bảo hộ đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại thì người đăng ký bảo hộ giống cây trồng có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc đã nộp đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng; trong đó ghi rõ ngày nộp đơn và ngày mà đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng được công bố; để người đó chấm dứt việc sử dụng giống cây trồng hoặc tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng giống cây trồng; thì khi Bằng bảo hộ giống cây trồng được cấp; chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu người đã sử dụng giống cây trồng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đó; trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng.

Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng bị hạn chế quyền gì?

Căn cứ theo Điều 190 Luật sở hữu trí tuệ quy định như sau:

“1. Các hành vi sau đây không bị coi là xâm phạm quyền đối với giống cây trồng đã được bảo hộ:

a) Sử dụng giống cây trồng phục vụ nhu cầu cá nhân và phi thương mại;

b) Sử dụng giống cây trồng nhằm mục đích thử nghiệm;

c) Sử dụng giống cây trồng để tạo ra giống cây trồng khác; trừ trường hợp quy định tại Điều 187 của Luật này;

d) Hộ sản xuất cá thể sử dụng sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng để tự nhân giống; và gieo trồng cho vụ sau trên diện tích đất của mình.

2. Quyền đối với giống cây trồng không được áp dụng đối với các hành vi liên quan đến vật liệu của giống cây trồng được bảo hộ do chủ bằng bảo hộ; hoặc người được chủ bằng bảo hộ cho phép bán; hoặc bằng cách khác đưa ra thị trường Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài; trừ các hành vi sau đây:

a) Liên quan đến việc nhân tiếp giống cây trồng đó;

b) Liên quan đến việc xuất khẩu các vật liệu của giống cây trồng có khả năng nhân giống vào những nước không bảo hộ các chi; hoặc loài cây trồng đó, trừ trường hợp xuất khẩu vật liệu nhằm mục đích tiêu dùng.”

Nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng

Căn cứ theo Điều 191 Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng có các nghĩa vụ sau:

– Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo một trong các hình thức sau:

a) Theo thoả thuận giữa chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng;

b) Trường hợp không thoả thuận được; mức thù lao trả cho tác giả là 30% số tiền bản quyền thu được.

c) Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước; chủ bằng bảo hộ trả thù lao cho tác giả theo quy chế nội bộ. Trường hợp không có quy định trong quy chế nội bộ; chủ bằng bảo hộ phải trả 30% số tiền bản quyền thu được cho tác giả.

– Nộp lệ phí duy trì hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong vòng ba tháng sau ngày cấp bằng bảo hộ đối với năm hiệu lực đầu tiên; và tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.

– Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, tài liệu; và vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng được quy định ra sao? kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ: giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,… hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền đăng ký đối với giống cây trồng?

Người đăng ký (Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký) bảo hộ giống cây trồng bao gồm:
– Tác giả trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình;
– Tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
– Tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

Đối với đơn có đủ điều kiện yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải thực hiện các thủ tục gì?

Đối với đơn có đủ điều kiện yêu cầu hưởng quyền ưu tiên, để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải thực hiện các thủ tục sau:
– Đăng ký yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trong tờ khai đăng ký bảo hộ theo mẫu quy định;
– Nộp lệ phí xét hưởng quyền ưu tiên theo quy định;
– Trong vòng chín mươi (90) ngày, kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, người nộp đơn phải cung cấp các tài liệu sau:

+ Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đăng ký bảo hộ trước đó;
+ Bằng chứng xác nhận giống cây trồng đăng ký ở hai đơn là một giống: bản mô tả giống, ảnh chụp, các tài liệu liên quan khác (nếu có).
+ Bản sao hợp lệ giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
Đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên thì ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Sở hữu trí tuệ

Comments are closed.