Hành vi xả thải ra môi trường trái phép bị xử phạt thế nào?

17/03/2023
Hành vi xả thải ra môi trường trái phép bị xử phạt thế nào?
208
Views

Hiện nay tình trạng xả thải trái phép ra môi trường đã diễn biến phổ biến với những hành vi phức tạp, tinh vi, điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường sống và sức khỏe của con người.Việc kiểm soát chất thải ra môi trường không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường mà còn có ý nghĩa bảo vệ tài nguyên nước của quốc gia. Luật sư 247 nhận được thắc mắc của độc giả rằng hành vi xả thải ra môi trường trái phép bị xử phạt thế nào? Hành vi này có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc và căn cứ xác định cơ sở gây ô nhiễm môi trường

Theo Điều 33 nghị định 19/2015/NĐ-CP quy định:

Việc xác định cơ sở thải ra môi trường gây ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng phải được tiến hành khách quan, công bằng, đúng pháp luật; căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và mức độ vi phạm của các hành vi gây ô nhiễm môi trường, bao gồm:

  • Hành vi xả nước thải, khí thải, bụi vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
  • Hành vi gây tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
  • Hành vi chôn lấp, thải vào đất, môi trường nước các chất gây ô nhiễm ở thể lỏng, rắn, bùn không đúng quy định làm môi trường đất, nước, không khí vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường xung quanh.

Nhân tố xác định mức độ vi phạm của hành vi không bảo vệ môi trường

Các yếu tố xác định mức độ gây ô nhiễm môi trường như sau:

  • Lượng nước thải, lưu lượng khí thải, bụi của cơ sở; số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của các thông số môi trường đặc trưng và số các thông số môi trường đặc trưng vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải có trong nước thải, khí thải, bụi của cơ sở;
  • Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, độ rung; đối tượng chịu tác động; thời điểm và địa điểm diễn ra hành vi;
  • Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, nước ngầm, nước biển, không khí xung quanh và môi trường đất của các thông số môi trường do các hành vi này gây ra.

Hành vi xả thải ra môi trường trái phép bị xử phạt thế nào?

Với hành vi này, tùy theo mức độ mà doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chính là bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Mức phạt hành chính hành vi xả thải trái phép ra môi trường

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử lý như sau:

* Hình thức xử phạt chính:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

– Cảnh cáo;

– Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

* Hình thức xử phạt bổ sung:

– Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy phép xử lý chất thải nguy hại/Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp. 

– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 

– Mọi hoạt động của doanh nghiệp tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm đình chỉ cho – khi hết thời hạn xử lý, các hoạt động khác không liên quan – quá trình xả thải vẫn được phép tiếp tục.

Ngoài ra, doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả: 

– Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra;

– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.

Hành vi xả thải ra môi trường trái phép bị xử phạt thế nào?
Hành vi xả thải ra môi trường trái phép bị xử phạt thế nào?

Ngoài ra, việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm dừng các công việc có liên quan tới những hoạt động xả chất thải của doanh nghiệp. Những hoạt động khác sẽ được phép hoạt động bình thường.

Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường

Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về tội gây ô nhiễm môi trường thì tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà sẽ có những chế tài phù hợp. Cụ thể:

Hành viCá nhânPháp nhân
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kg – dưới 3.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kg – dưới 10.000 kg chất thải nguy hại khác- Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 500 kg – dưới 1.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 1.500 kg – dưới 3.000 kg chất thải nguy hại khác nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm- Xả thải ra môi trường từ 500 m3/ngày – dưới 5.000 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 300 m3/ngày – dưới 500 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;- Xả thải ra môi trường 500 m3/ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 03 lần – dưới 05 lần hoặc từ 300 m3/ngày – dưới 500 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 100 m3/ngày – dưới 300 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Thải ra môi trường từ 150.000 m3/giờ – dưới 300.000  m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 100.000 m3/giờ – dưới 150.000  m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;- Thải ra môi trường 150.000 m3/giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 03 lần – dưới 05 lần hoặc từ 100.000  m3/giờ – dưới 150.000 m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 50.000  m3/giờ – dưới 100.000 m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 100.000 kg – dưới 200.000 kg hoặc từ 70.000 kg – dưới 100.000 kg nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
– Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 50 mSv/năm – dưới 200 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,0025 mSv/giờ – dưới 0,01 mSv/giờ.
Phạt tiền từ 50.000.000 – 500.000.000 đồng Hoặc phạt tù từ 03 tháng – 02 nămPhạt tiền từ 1.000.000.000 – 5.000.000.000 đồng
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 3.000 kg – dưới 5.000 kg chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 10.000 kg – dưới 50.000 kg chất thải nguy hại khác;- Xả thải ra môi trường từ 5.000 m3/ngày – dưới 10.000 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 500 m3/ngày – dưới 5.000 m3/ngày nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;
– Thải ra môi trường từ 300.000 m3/giờ – dưới 500.000 m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc từ 150.000 m3/giờ – dưới 300.000 m3/giờ khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường từ 200.000 kg – dưới 500.000 kg;- Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều từ 200 mSv/năm – dưới 400 mSv/năm hoặc giá trị suất liều từ 0,01 mSv/giờ – dưới 0,02 mSv/giờ;- Gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạt tiền từ 500.000.000 – 1.000.000.000 đồng Hoặc phạt tù từ 01 – 05 nămPhạt tiền từ 5.000.000.000 – 10.000.000.000 đồng Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kg trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kg trở lên chất thải nguy hại khác;
– Xả thải ra môi trường 10.000 m3/ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc 5.000 m3/ngày trở lên nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;- Thải ra môi trường 500.000 m3/giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường từ 05 lần – dưới 10 lần hoặc 300.000 m3/giờ trở lên khí thải có thông số môi trường nguy hại vượt QCKT QG về môi trường 10 lần trở lên;
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường 500.000 kg trở lên;
– Xả thải ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt giá trị liều 400 mSv/năm trở lên hoặc giá trị suất liều 0,02 mSv/giờ trở lên;
– Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Phạt tiền từ 1.000.000.000 – 3.000.000.000 đồng Hoặc phạt tù từ 03 – 07 nămPhạt tiền từ 12.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng Hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 – 03 năm
Hình phạt bổ sungPhạt tiền từ 30.000.000 – 200.000.000 đồngCấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 nămPhạt tiền từ 1.000.000.000 – 5.000.000.000 đồngCấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 – 03 năm

Khuyến nghị

Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hành vi xả thải ra môi trường trái phép bị xử phạt thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Quy định nghiêm cấm hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường

Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020 được quy định như sau:
– Vận chuyển, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt QCKT môi trường ra môi trường.
– Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định về bảo vệ môi trường.

Rác hữu cơ bao gồm những loại nào?

Rác thải hữu cơ bao gồm:
Phần bỏ đi của thực phẩm sau khi đã lấy đi phần chế biến được: các loại rau củ bị hư thối
Thực phẩm thừa, hỏng: cơm/canh/thức ăn thừa hoặc thiu, bã chè, cafe
Hoa, lá, cỏ, cây không được sử dụng: cỏ cây bị cắt xén, hoa rụng…

Rác vô cơ bao gồm những loại nào?

Rác vô cơ bao gồm:
Bao bì bọc bên ngoài chai/hộp thực phẩm
Túi nilon được bỏ đi. Những chiếc túi này có thể “sống sót” khá lâu. Nếu chôn ở dưới lòng đất, nó sẽ phân huỷ hết trong 400 – 600 năm.
Vật dụng/ thiết bị bị bỏ đi trong đời sống hàng ngày của con người.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.