Hành vi vô ý gây cháy nổ làm thiệt mạng người bị xử lý ra sao?

17/08/2021
Hành vi vô ý gây cháy nổ làm thiệt mạng 4 người thân bị xử lý ra sao?
1348
Views

Con người có quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng; con người sống trong xã hội có quyền tự nhiên là quyền sống và đòi hỏi các chủ thể khác phải tôn trọng. Vì vậy, người xâm phạm tới quyền này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Liên quan tới vấn đề này, chúng tôi sẽ đề cập tới vụ việc thương tâm một người đàn ông vô ý gây cháy nổ làm thiệt mạng 4 người thân.

Tóm tắt vụ việc

Vào 19 giờ 56 phút ngày 15-8; hàng xóm nghe thấy tiếng nổ lớn, sau đó là ngọn lừa bùng lên dữ dội từ trong nhà ông Nguyễn Văn Hải.

Khẩn trương có mặt tại hiện trường dập tắt đám cháy; lực lượng chức năng phát hiện 3 người thiệt mạng tại phòng ngủ gồm vợ ông Hải, con gái ông Hải, cháu ngoại ông Hải. Ông Hải và người con rể được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện; nhưng do bị thương nặng nên anh con rể đã tử vong trên đường đi cấp cứu.

Quá trình khám nghiệm hiện trường; điều tra xác minh và từ khai nhận của ông Hải cho thấy, ông Hải chính là người đã gây ra vụ cháy nổ dẫn đến sự việc trên.

Do mâu thuẫn, ông Hải dùng chai xăng ném vào phòng nơi các nạn nhân ngồi chơi với mục đích dọa, để con gái về nhà chồng. Nhưng, chai xăng vô tình rơi trúng vào chiếc bật lửa gas, khiến chiếc bật lửa gas phát nổ, gây ra đám cháy.

Vậy hành vi vô ý gây cháy nổ làm thiệt mạng 4 người thân trên sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Thế nào là vô ý làm chết người?

Vô ý làm chết người là hành vi của một người mà:

Không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước; hoặc

Thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng tin rằng hậu quả đó không xảy ra.

Như vậy, hành vi vô ý phóng hỏa làm thiệt mạng 4 người thân trên có thể được coi là một hành vi vô ý làm chết người.

Các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người

Chúng ta cùng phân tích hành vi vô ý gây cháy nổ làm thiệt mạng 4 người thân dưới góc nhìn về các yếu tố cấu thành tội vô ý làm chết người.

Chủ thể tội vô ý giết người

Chủ thể là người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể tội vô ý giết người

Tội vô ý làm chết người xâm phạm quyền sống của con người. Đối tượng tác động của tội phạm này là con người.

Mặt khách quan tội vô ý giết người

Hành vi vô ý làm chết người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Tội vô ý làm chết người là tội phạm có cấu thành vật chất; vì vậy hậu quả chết người xảy ra là dấu hiệu bắt buộc đối với tội phạm này. Nếu hậu quả chết người chưa xảy ra; thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vô ý.

Có mối quan hệ ràng buộc giữa hành vi vô ý và hậu quả chết người. Hậu quả là nạn nhân chết xuất phát từ hành vi vô ý của người phạm tội gây ra.

Mặt chủ quan tội vô ý giết người

Ý thức của người phạm tội là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt tội vô ý làm chết người và tội giết người. Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình dưới hình thức lỗi vô ý; bao gồm cả vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin.

Làm chết người do lỗi vô ý vì cẩu thả là trường hợp thiếu cẩn trọng khi thực hiện hành vi; người phạm tội không thấy trước khả năng gây hậu quả chết người mặc dù phải hay có thể thấy.

Làm chết người do vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người; nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra và có thể ngăn ngừa được; nhưng cuối cùng hậu quả đó vẫn xảy ra.

Hành vi vô ý gây cháy nổ làm thiệt mạng 4 người thân bị xử lý như thế nào?

Theo điều 123, Bộ luật hình sự quy định như sau:

Điều 128. Tội vô ý làm chết người quy định các khung phạt sau

Khung 1

Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Với khoản 1, chúng ta có thể hiểu rằng; vô ý làm chết một người là trường hợp phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra; hoặc có thể ngăn ngừa được; hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể xảy ra hậu quả chết người; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả đó chỉ có một người chết.

Người phạm tội vô ý làm chết một người thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 128; có khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều thì Tòa án có thể áp dụng Điều 54 phạt người phạm tội dưới sáu tháng tù hoặc chuyển sang loại hình phạt khác nhẹ hơn theo

Khung 2

Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Với khoản 2, chúng ta có thể hiểu vô ý làm chết nhiều người là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người; nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra; hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể xảy ra hậu quả chết người; mặc dù phải thấy trước và có thể thấy hậu quả đó và có từ hai người chết trở lên.

Người phạm tội vô ý làm chết nhiều người thì bị truy cứu theo khoản 2 Điều 128; có khung hình phạt từ 3 đến 10 năm tù; nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 thì Tòa án có thể áp dụng Điều 54 phạt người phạm tội dưới ba năm tù; nhưng không được dưới sáu tháng tù.

Giải quyết tình huống

Với trường hợp này; đối tượng Hải có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh vô ý làm chết người.

Mức án đối tượng phải nhận có thể là mức án cao nhất lên tới 10 năm tù; và được quy định tại khoản 2 điều 123 bộ luật hình sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Hành vi vô ý gây cháy nổ làm thiệt mạng 4 người thân bị xử lý ra sao?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Hành vi đốt nhà là do lỗi cố ý bị xử lý như thế nào?

Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

Trường hợp giết người do phòng vệ chính đáng có phạm tội giết người không?

Hành vi tước đoạt tính mạng người khác nhưng thuộc trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc thi hành bản án tử hình thì không phạm tội giết người.

Phân biệt tự thú và đầu thú?

Tự thú là mình tự nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình, trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội.
Đầu thú là có người đã biết mình phạm tội, bản thân người phạm tội biết không thể trốn tránh được nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận