Hành vi sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào?

19/11/2021
Hành vi sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào?
559
Views

Sử dụng bằng giả để xin việc, mua bằng giả, làm giả văn bằng chứng chỉ để thi tuyển hay sử dụng bằng giả vì mục đích nào đều là hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định cụ thể thì hành vi sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Sử dụng bằng giả là hành vi vi phạm pháp luật

Hành vi sử dụng bằng cắp, văn bằng chứng chỉ, giấy tờ thể hiện trình độ của một người. Để xin việc hay thi tuyển công chức viên chức, bổ nhiệm thăng chức hay làm việc ở một vị trí cụ thể cần đòi hỏi phải đủ điều kiện bằng cấp nhất định; thể hiện năng lực trình độ có phù hợp với vị trí đang làm hay không.

Việc sử dụng bằng giả là hành vi không thể chấp nhận được; thể hiện sự gian dối, không trung thực của người một người nhất là những người sử dụng bằng cấp giả làm việc trong một vị trí cần một trình độ nhất định sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả công việc đó nhất là các vị trí cán bộ, công chức, viên chức; người có chức vụ cao. Sử dụng bằng giả còn gây ra sự không công bằng, đánh mất cơ hội việc làm của người khác. Do vậy hành vi sử dụng bằng giả cần được xử lý nghiêm minh.

Xử lý kỷ luật hành vi sử dụng bằng giả

Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP; và Nghị định số 27/2012/NĐ-CP, cán bộ, công chức; viên chức sử dụng bằng giả bị xử lý kỷ luật như sau:

  • Đối với cán bộ: Cán bộ bị Tòa án phạt tù (vì hành vi sử dụng bằng giả); mà không được hưởng án treo thì đương nhiên bị thôi việc.
  • Đối với công chức, viên chức: Công chức, viên chức có hành vi sử dụng giấy tờ không hợp pháp; để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc đơn vị sự nghiệp công lập; thì bị xử lý kỷ luật với hình thức Buộc thôi việc.

Riêng đối với trường hợp sử dụng bằng giả để học ở bậc học cao hơn; thì bị xử lý với hình thức là đuổi học (nếu chưa học xong); hoặc hủy bỏ kết quả học tập, bằng (nếu đã học xong).

Hành vi sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi sử dụng bằng giả

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Nghị định 04/2021/NĐ-CP; thì hành vi dùng bằng giả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

Điều 23. Vi phạm quy định về sử dụng và công khai thông tin cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ của người khác;

b) Cho người khác sử dụng văn bằng, chứng chỉ của mình;

c) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Công khai không đầy đủ thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị;

b) Công khai không chính xác thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về việc cấp văn bằng, chứng chỉ trên trang thông tin điện tử của đơn vị.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là văn bằng, chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện công khai theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.

b) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Như vậy, hành vi dùng bằng giả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy từng mức độ vi phạm. Ngoài ra, còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu văn bằng, chứng chỉ. Và phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là cải chính thông tin…

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi dùng bằng giả

Trong trường hợp việc mua bán văn bằng, chứng chỉ; đủ yếu tố cấu thành Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức; quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sư 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó, mức phạt đối với người có hành vi làm giả con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; hoặc sử dụng con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Nếu có thêm các tình tiết tăng nặng như: Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng… thì mức phạt cao nhất là 07 năm tù.

Ngoài việc bị xử lý với hình phạt chính như trên; người phạm tội có thể bị phạt bổ sung với hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Sử dụng giấy tờ giả để qua chốt kiểm dịch bị xử phạt ra sao?

Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh; việc đi lại khó khăn, nhiều khu vực phải có chốt kiểm dịch kiểm soát việc đi lại của người dân do số ca nhiễm báo động. Do đó, việc sử dụng giấy tờ giả để qua mặt chốt kiểm dịch; là hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh. Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm; người sử dụng giấy tờ giả có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về mức phạt hành chính, căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, người sử dụng giấy tờ giả để qua chốt kiểm dịch nếu bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ  05 – 10 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Về xử lý hình sự, việc sử dụng, làm giả và cung cấp các loại giấy tờ giả để qua chốt kiểm dịch có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 với mức phạt lên đến 07 năm tù.

Trường hợp cá nhân mắc Covid-19 mà khai gian dối, lẩn tránh, cố tình qua mặt lực lượng chức năng dẫn đến lây lan dịch bệnh cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi sử dụng bằng giả bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giả mạo Facebook người khác phạt bao nhiêu?

Giả mạo Facebook người khác có thể bị xử phạt hành chính theo Điểm d Khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; quy định phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác.

Cán bộ sử dụng văn bằng chứng chỉ giả đăng thi tuyển bị xử phạt ra sao?

Hành vi sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả để thi tuyển, bổ nhiệm, thăng chức dối với cán bộ, công chức hoặc viên chức đều là hành vi trái pháp luật, có đủ dấu hiệu của “tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” (Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi,bổ sung năm 2017)

Bản sao giấy tờ là gì?

Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Bản photo từ bản chính (chưa chứng thực) cũng được coi là bản sao (ngoài bản chụp bằng điện thoại, máy ảnh; bản đánh máy…).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận