Hiện nay công nghệ hiện đại phát triển việc nói xấu bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác xảy ra nhiều hơn trên mạng xã hội. Việc những hành vi xúc phạm người khác trên Facebook ngày càng tràn lan; gần đây xuất hiện nhiều trường hợp livestream xúc phạm người khác một cách trực tiếp gân xôn xao dư luận. Vậy theo quy định pháp luật hành vi livestream xúc phạm người khác xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông
Thế nào là livestream xúc phạm người khác?
Livestream là gì?
Phát sóng trực tuyến (livestream) là hình thức; đây là một trong những tính năng cho phép người dùng thỏa sức ghi lại khoảnh khắc cuộc sống; phát trực tiếp video lên facebook tới bạn bè; khách hàng hay người yêu mến mình.
Cụ thể live stream; là hình thức quay video phát trực tiếp trên các kênh mạng xã hội như Facebook, Youtube, Bigo Live,…. Thời điểm này, công nghệ streaming được các nhà cung cấp mạng tối ưu rất tốt. Dung lượng của các video này cực nhỏ ;nên việc quay và truyền tải thông tin cực tốt, người xem không có cảm giác bị giật. Người xem tương tác với dụng này (Video) chính là các lượt like, các biểu tượng cảm xúc; và các comment bình luận; sau đó người quay video sẽ đọc bình luận và trả lời trực tiếp luôn cho những người xem của họ.
Hiện nay xuất hiện một số livestream; mà người phát trực tiếp có những lời lẽ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân khác; sử dụng ngôn ngữ phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục; tung tin giả, tin sai sự thật; quảng cáo, kinh doanh dịch vụ trái phép… gây bức xúc trong dư luận xã hội, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
Livestream xúc phạm người khác có bị phạt không?
Hiện nay chưa có văn bản nào định nghĩa thế nào là xúc phạm người khác. Việc xâm phạm nhân phẩm chủ yếu tác động lên thân thể; quyền tự do, hoặc buộc làm những điều trái với quyền tự do con người. Việc đánh giá có xâm phạm cụ thể hay không; thì phải thấy hành vi đó có vu khống, dựng chuyện; làm xấu đi sự tôn trọng cũng như hình ảnh của đối tượng xấu đi hay không.
Những phát ngôn được xem là xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác ;chỉ bị xử lý khi đối tượng bị xâm phạm chứng minh được hành vi đó gây thiệt hại cho mình như thế nào. Những lời nói, thông tin, cử chỉ, hành động mang tính chất thóa mạ; chửi rủa người khác trên mạng trước đám đông như nói người khác là trộm cắp; đĩ điếm mang tính quy chụp vu khống xấu xa chính là xúc phạm đến nhân phẩm người khác.
Để kịp thời nắm bắt; có biện pháp chấn chỉnh hiện tượng này; tránh gây tác động xấu tới dư luận xã hội, đặc biệt là với giới trẻ; Bộ Thông tin và truyền thông đề nghị UBND tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Thông tin và truyền thông, Công an tỉnh; thành phố đã tăng cường công tác quản lý, xử lý theo thẩm quyền được giao.
Theo đó, Sở Thông tin và truyền thông và công an tăng cường rà soát; phát hiện kịp thời những nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, đặc biệt là mạng xã hội; chủ động xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trên địa bàn. Trường hợp không xác định được danh tính; nhân thân của đối tượng vi phạm; đề nghị các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông.
Hành vi livestream xúc phạm người khác xử phạt ra sao?
Xử phạt hành chính hành vi livestream xúc phạm người khác
Livestream xúc phạm người khác bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 15/2020/NĐ-CP, theo đó:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
……..
Livestream xúc phạm người khác chưa nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi livestream xúc phạm người khác
Hành vi Livestream xúc phạm người khác; nếu có tính chất nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hành vi Livestream xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự nhân phẩm người khác nhiều người nghĩ rằng có thể chỉ bị xử phát hành chính tuy nhiên thực tế nếu hành vi này làm tồn thương tinh thần người khác dẫn đến người đó tự tử thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều nêu trên.
Hành vi đặt máy quay lén người khác bị xử phạt ra sao?
Hành vi đặt máy quay lén người khác; là hành vi xâm phạm đến đời sống riêng tư, cá nhân của người. Trong đó, tại Điều 38 Bộ Luật dân sự 2015 quy định:
“1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác…”
Như vậy, hành vi đặt camera quay lén người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu đặt camera quay lén sau đó phát tán lên mạng, khiến nạn nhân bị xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự thì người thực hiện có thể bị xử lý về Tội là nhục người khác. Cụ thể, Tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
Với trường hợp đặt máy quay lén và phát tán hình ảnh có nội dung nhạy cảm lên mạng, người thực hiện sẽ phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Mời bạn xem thêm bài viết
- Bị người khác xúc phạm thì phải làm gì?
- Nhắn tin gọi điện xúc phạm người khác bị xử lý thế nào?
- Vu khống Phó Giám đốc công an bị xử phạt ra sao?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Hành vi livestream xúc phạm người khác xử phạt ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Livestream ở rạp chiếu phim sẽ bị xử phạt theo Điều 27 Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, quy định cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi sao chép bản ghi âm, ghi hình mà không được phép của chủ sở hữu quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình.
Các hành vi vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội tùy thuộc vào tính chất, mức độ khác nhau có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 1 hoặc điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155, Điều 156 của Bộ luật Hình sự 2015
Việc sử dụng mạng xã hội được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội làm nhục người khác và có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.