Hành vi đánh công an trong khu cách ly bị xử lý như thế nào?

07/09/2021
hanh-vi-danh-cong-an-trong-khu-cach-ly-bi-xu-ly-nhu-the-nao
866
Views

Hành vi đánh công an trong khu cách ly bị xử lý như thế nào?

Ngày 4/7/2021, Nguyễn Chí Hiếu Minh Thanh, 22 tuổi lén mua bia mang vào khu cách ly tập trung tại Trung đoàn Bộ binh 896 (TP Cà Mau) để nhậu. Khi say, anh ta gây rối, đánh nhau với những người đang cách ly chung vì mâu thuẫn trước đó. Bị mời lên làm việc, Thanh không hợp tác;  đánh và vật ngã cán bộ Công an được phân công giải quyết. Ngay sau đó anh ta bị Công an TP Cà Mau khởi tố, bắt tạm giam sau đó. Vậy, hành vi đánh công an trong khu cách ly bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017

Nghị định 208/2013/NĐ-CP

Nghị định 167/2013/NĐ – CP

Nội dung tư vấn

Hành vi đánh công an trong khu cách ly có thể bị khỏi tố với tội danh Chống người thi hành công vụ.

Người thi hành công vụ là ai?

Theo khoản 1 điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP:

“Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.”

Căn cứ theo khoản 2 điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước:

“Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.”

Như vậy, cán bộ công an trong khu cách ly là người thi hành công vụ.

Hành vi chống người thi hành công vụ là gì?

Theo khoản 2 điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP:

Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh; yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Các yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ

Khách thể

Hành vi này xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ; quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định. Phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật.

Mặt khách quan của tội phạm

Có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Mặt chủ quan của tội phạm

Là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật nhưng vẫn cố ý làm.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

Hành vi đánh công an trong khu cách ly bị xử lý như thế nào?

Khung hình phạt

Căn cứ theo điều 330 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Hành vi dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
  • Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên; Tái phạm nguy hiểm

Xử phạt hành chính

Cụ thể tại Nghị định 167/2013/NĐ – CP có quy định tùy thuộc vào hành vi thực hiện mà người phạm tội có thể bị phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng

Theo đó, thì tùy vào hành vi cũng như mức độ chống đối của người thực hiện mà người đó sẽ bị xử phạt tiền với các mức khác nhau quy định tại Điều này, từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó, nếu người phạm tội thực hiện hành vi với mức độ nghiêm trọng hơn thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Giải quyết vấn đề

Hành vi đánh công an trong khu cách ly là hành vi chống người thi hành công vụ. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó, cần nghiêm trị những hành vi này.

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Hành vi đánh công an trong khu cách ly bị xử lý như thế nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Hành vi trốn khỏi khu cách ly có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nếu trường hợp bỏ trốn khỏi khu vực cách ly y tế dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Nếu người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh; hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được cách ly mà trốn khỏi nơi cách ly gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người; theo quy định tại Điều 240, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Nếu người mắc Covid-19 sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa mà trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người; theo quy định tại Điều 295 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Thế nào là vùng da cam?

Vùng da cam được hiểu là vùng nguy cơ, vùng có khả năng lây nhiễm Covid-19 lớn. Vùng da cam gồm các nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ quan, đơn vị, chợ, siêu thị, bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Trả lời