Hành vi buôn bán hàng giả bị xử phạt như thế nào?

27/10/2021
Hành vi buôn bán hàng giả bị xử phạt như thế nào?
686
Views

Hành vi buôn bán hàng giả bị xử phạt như thế nào?. Mức phạt với hành vi này là bao nhiêu?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây?

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ban hành ngày 26/08/2020 của Chính phủ

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Thế nào là hành vi buôn bán hàng giả?

Hàng giả được hiểu là loại hàng được chủ đích làm giả; vi phạm luật bản quyền giả hiệu chính thống với mẫu mã giống những thương hiệu có tiếng; thường lấu thương hiệu của hàng chính hãng sau đó bán ra thị trường; để đánh lừa người tiêu thụ bằng cách bán giá cao để thu lợi.

Tuy nhiên, hàng giả thường có chất lượng kém bởi nó không được nhà nước kiểm soát về chất lượng; và tiêu chuẩn an toàn; và do làm nhái sản phẩm chính hãng nên cũng không nắm bắt được cách làm chính xác vì hàng thật có thương hiệu thường đòi hỏi một cách sản xuất nâng cao để tạo ra một hàng hóa đạt chất lượng tốt được nhiều người ưa thích. Hiện nay pháp luật chưa quy định thế nào là hàng thật; tuy nhiên có thể hiểu đơn giản là hàng được sản xuất đúng mẫu mã; chất lượng dự kiến, không vi phạm pháp luật nói chung và pháp luật bản quyền nói riêng.

Hành vi buôn bán hàng giả có thể hiểu là hành vi buôn bán hàng giả mạo các thương hiệu nổi tiếng; cố tình làm giống hoặc gần giống một thương hiệu nổi tiếng để gây nhầm lẫn cho khách hàng. Hành vi này gây ảnh hưởng đến lợi ích; quyền lợi của các đơn vị có sản phẩm chính hãng; ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi hàng giả thường là hàng kém chất lượng được bán với giá cao; mang lại trải nghiệm không tốt và có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Hành vi buôn bán hàng giả có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế đất nước.

Hành vi buôn bán hàng giả bị xử phạt như thế nào?

Mức phạt hành chính hành vi buôn bán hàng giả

Theo đó, tùy vào mức độ vi phạm; nếu thực hiện hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa; bao bì hàng hóa thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt hành chính; theo quy định tại Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa; bao bì hàng hóa quy định tại điểm đ khoản 7 Điều 3 Nghị định này, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng; hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng; hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng; hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; trong trường hợp hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên; hoặc thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự……”

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi buôn bán hàng giả

Cụ thể, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm tại Điều 193 như sau:

Khung 1

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Buôn bán qua biên giới;

g) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

h) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

i) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

k) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Khung 3

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Làm chết người;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Thu lợi bất chính 1.500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;

c) Làm chết 02 người trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.

Ngoài bị phạt tù, nggười phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Theo quy định trên, tùy vào mức độ vi phạm; cá nhân phạm tội này có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung; là phạt tiền đến 100 triệu đồng; hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu tài sản.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Hành vi buôn bán hàng giả bị xử phạt như thế nào?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bán hàng thuốc chữa bệnh giả bị phạt tù bao nhiêu năm?

Căn cứ Điều 194 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Mức phạt cao nhất của tội này là bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên; làm chết 02 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.”.

Người mua hàng có được kiểm tra hàng hóa trước khi nhận không?

Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, có quy định nghĩa vụ của người tiêu dùng là kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Mức phạt tiền tối đa khi buôn bán hàng giả là bao nhiêu?

Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận