Giấy tờ vào Hà Nội được quy định như thế nào theo quy định?

17/09/2021
Giấy tờ vào Hà Nội được quy định như thế nào theo quy định?
593
Views

Trong thời gian gần đây, đứng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid 19, UBND TP Hà Nội đã có quyết định thực hiện giãn cách xã hội theo vùng để phòng chống dịch bệnh. Trước việc giãn cách này, rất nhiều người đang có thắc mắc về việc đã được phép di chuyển ra vào TP Hà Nội và những quy định liên quan. Cụ thể có câu hỏi như sau về các loại giấy tờ vào Hà Nội.

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tôi có một câu hỏi như sau: Gia đình tôi hiện đang có người nhà ở dưới quê muốn lên Hà Nội cùng với tôi. Không biết liệu điều này có được phép và cần những giấy tờ gì để vào Hà Nội? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Chỉ thị 17/CT-UBND

Công văn 2434 của UBND TP Hà Nội

Người dân có được phép quay trở lại Hà Nội?

Tính đến nay, Hà Nội vẫn đang chia thành 3 vùng để giãn cách theo các mức độ khác nhau.

Trong đó:

Vùng 1: Giãn cách theo chỉ thị 16

Vùng 2, 3: Giãn cách theo chỉ thị 15 (Một số khu vực giãn cách theo chỉ thị 15+)

Chình vì vậy việc di chuyển ra vào Hà Nội vẫn đang được thắt chặt và kiểm soát nghiêm ngặt.

Chỉ có một số đối tượng được phép cấp giấy đi đường hợp pháp và đúng quy định mới có thể được phép đi lại. Những đối tượng này được quy định tại mục 2 công văn 2434 của UBND TP Hà Nội như sau:

Các trường hợp ra, vào Thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch bệnh, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia thì phải có các loại giấy tờ để vào Hà Nội như sau: chứng minh việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó và thực hiện đầy đủ thủ tục cấp giấy đi đường theo mẫu tại Mục 1.

Các nhóm đối tượng được phép vào Hà Nội

Nhóm đối tượng 1 được phép vào Hà Nội

Đối với cơ quan, đơn vị, Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phổ: Chỉ những trường hợp thực sự cần thiết: trực chiến đấu, trực cơ quan; cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu; xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu thì cán bộ, nhân viên được tham gia giao thông.

Người đứng đầu đơn vị chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên gây lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch và cấp Giấy đi đường theo mẫu tại Mục 1.

Nhóm đối tượng 2 được phép vào Hà Nội

Đối với người lao động trong Thành phố làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất (bao gồm cả các Doanh nghiệp trong và ngoài Khu, Cụm công nghiệp); cơ sở kinh doanh dịch vụ hàng hóa thiết yếu; lực lượng duy trì hệ thống, bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trong Thành phố được tham gia giao thông khi:

Đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm quản lý chặt chẽ người lao động; cam kết về việc đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch; lập Kế hoạch hoạt động, kèm theo Danh sách người lao động; cấp Giấy đi đường theo mẫu tại Mục 1.

Nhóm đối tượng 3 được phép vào Hà Nội

Đối với người ở tỉnh, thành khác vào Thành phố làm việc, lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động, cần có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo mẫu tại Mục 1.

Nhóm đối tượng 4 được phép vào Hà Nội

Đối với cán bộ, nhân viên, người lao động có địa chỉ thường trú tại Hà Nội làm việc; lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác: cần có giấy xác nhận là cán bộ, công nhân; người lao động của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố đó và giấy xác nhận của chính quyền nơi cư trú theo mẫu tại Mục 1.

Nhóm đối tượng 5 được phép vào Hà Nội

Đối với các trường hợp khác: người ở tỉnh, thành khác đưa; đón bệnh nhân khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố; lễ tang; đi sân bay Nội Bài để công tác (kể cả người đưa đón) cần chuẩn bị:

Căn cước công dân, Hộ chiếu, Vé máy bay, kết quả xét nghiệm âm tính vi rút SARs-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày); đối với bệnh nhân phải có hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện; lịch trình vào, ra; địa điểm xuất phát, nơi đến để kiểm soát quá trình tham gia lưu thông trên địa bàn Thành phố.

Đối với lễ tang ngoài Thành phố cần có:

Danh sách thành viên trong gia đình và người phục vụ tham gia tang lễ; cam kết của gia đình đảm bảo thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 17-CT/UBND ngày 23/7/2021 của UBND Thành phố.

Vào Hà Nội cần những giấy tờ gì theo quy định?

Bên cạnh các đối tượng ưu tiên được ra vào Hà Nội tại mục 2 công văn 2434 UBND TP Hà Nội thì:

Với những người đã rời khỏi thành phố từ trước ngày 24/7 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17) thì theo mục 3 công văn 2434 của UBND TP Hà Nội, giấy tờ vào Hà Nội được quy định cụ thể Mục 3 như sau:

Đối với các trường hợp người dân đi ra khỏi Thành phố trước ngày 24/7/2021 (thời điểm ban hành Chỉ thị số 17) muốn quay lại Hà Nội; các trường hợp người buôn bán hàng hóa thiết yếu từ các địa phương, tỉnh, thành khác vào Hà Nội: Cần chuẩn bị căn cước công dân; các loại giấy tờ chứng minh việc buôn bán; kết quả xét nghiệm âm tính vi rút SARs-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 03 ngày).

Như vậy theo quy định trên người dân khi vào Hà Nội cần mang theo các loại giấy tờ sau:

  • Căn cước công dân/chứng minh nhân dân
  • Kết quả xét nghiệm âm tính vi rút SARs-CoV-2 bằng phương pháp PCR (có giá trị trong vòng 3 ngày).

Lưu ý: Phương thức này chỉ áp dụng với đối tượng có đủ 2 điều kiện sau:

Những đối tượng không thuộc trường hợp này và không thuộc những đối tượng ưu tiên tại mục 2 công văn 2434 thì sẽ không thể di chuyển vào thành phố.

Những phương tiện nào được phép vào Hà Nội?

Có 3 loại hình phương tiện được ưu tiên đi lại trong thời gian giãn cách, cụ thể được quy định như sau:

  • Xe chở hàng hoá đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hoá trên “luồng xanh” quốc gia; có lộ trình đi qua thành phố Hà Nội
  • Xe chở hàng hoá thiết yếu cho thành phố Hà Nội của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và phục vụ các công trình xây dựng được phép hoạt động theo Chỉ thị số 17 của UBND thành phố.
  • Xe chở người và các phương tiện phục vụ; hoạt động công vụ cho các cơ quan, đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh; các công trình công trình xây dựng được phép hoạt động theo Chỉ thị số 17 và các loại phương tiện vận chuyển khác theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Đối với phương tiện kinh doanh vận tải; Sở GTVT Hà Nội hướng dẫn thực hiện đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện, các loại phương tiện được đăng ký cấp thẻ nhận diện phương tiện ưu tiên hoạt động trên luồng xanh.

Những đối tượng khác ngoài 3 đối tượng trên thì sẽ được xem xét cho vào thành phố Hà Nội khi có đủ một số điều kiện tại mục 2 công văn 2434 của UBND TP Hà Nội.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Công ty may có được phép hoạt động trong lúc giãn cách xã hội không?
Ra đường chụp ảnh lúc giãn cách bị xử lý như thế nào theo quy định?
Đi giao thuốc có vi phạm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 không?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Giấy tờ vào Hà Nội được quy định như thế nào theo quy định?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Ra đường cần giấy tờ gì ở Hà Nội?

Để ra đường tại Hà Nội người dân phải đảm bảo lí do cần thiết ra đường của mình (ví dụ: để mua mặt hàng thiết yêu, đi làm…)
Với những người đi làm thì phải có các giấy tờ sau:
Giấy tờ tùy thân
Giấy xác nhận đi làm do giám đốc, thủ trưởng cơ quan đó xác nhận.
Thực hiện khai báo y tế hàng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone.

Xe cá nhân có được ra vào Hà Nội không?

Xe cá nhân được phép vào Hà Nội nếu không thuộc các trường hợp được quy định được phép ra vào thì sẽ không được ra vào Hà Nội. Những trường hợp được phép gồm:
Xe chở hàng hóa đảm bảo chuỗi cung ứng hàng hóa trên luồng xanh.
Xe chở hàng hóa thiết yếu cho TP Hà Nội.
Xe chở người và các phương tiện phục vụ được phép hoạt động.

Có được di chuyển vào vùng đỏ?

Nguyên tắc là không được phép ra, vào vùng đỏ. Trường hợp phải vào vùng đỏ để lưu trú vì lý do đặc biệt (như công nhân đổi ca trở về, chăm sóc người bệnh, người già, phụ nữ có thai, trẻ em…) phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương và không được rời khỏi vùng đỏ cho đến khi kết thúc vùng cách ly y tế và theo dõi sức khỏe ít nhất 14 ngày (thông báo với chính quyền, y tế địa phương khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hoặc đủ 14 ngày khi về vùng đỏ); cam kết thực hiện biện pháp phòng, chống dịch và xét nghiệm như người dân tại vùng đỏ. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận