Giấy khai sinh có phải là giấy tờ tùy thân không?

19/05/2022
Giấy khai sinh có phải là giấy tờ tùy thân không?
815
Views

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.


Chào Luật sư, Do không có sự am hiểu pháp luật nên lúc con tôi sinh ra tôi đã không làm giấy khai sinh cho con của tôi. Luật sư có thể cho tôi hỏi, giấy khai sinh có phải là giấy tờ tùy thân không? Giấy khai sinh có bắt buộc phải làm không? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khai sinh là quyền nhân thân của mỗi cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh. Trẻ em kể từ khi sinh ra thì ba và mẹ hoặc người thân; hoặc người được uỷ quyền khai sinh phải đi làm giấy khai sinh cho trẻ. Việc khai sinh, khai tử được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Để có thể tìm hiểu về vấn đề giấy khai sinh có phải là giấy tờ tùy thân không? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015.

Giấy khai sinh là gì?

Theo khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014:

Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Giấy khai sinh có bắt buộc phải làm không?

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con; cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con; thì ông hoặc bà; hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

– Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi; thì sau khi nhận được thông báo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi.

Sau khi lập biên bản, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 07 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi. Hết thời hạn niêm yết; nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ.

– Trường hợp trẻ chưa xác định được cha; thì họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha của trẻ để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con; thì kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh.

– Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con; thì kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; phần khai về mẹ của trẻ để trống.

– Trường hợp trẻ không thuộc diện bị bỏ rơi; chưa xác định được cả cha và mẹ thì thực hiện tương tự như đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi; nhưng trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ”.

Giấy khai sinh đề cập đến vấn đề gì?

Giấy khai sinh là một trong những giấy tờ hộ tịch gốc của một cá nhân; quy định về các thông tin cơ bản của công dân như:

  • Họ và tên;
  • Ngày tháng năm sinh;
  • Nơi sinh;
  • Dân tộc;
  • Quốc tịch;
  • Thông tin về họ tên cha: Bao gồm tên; dân tộc; năm sinh; nơi ở thường trú/tạm trú. Nếu vợ chồng không đăng ký kết hôn; và khi làm giấy khai sinh người cha không làm thủ tục cha nhận con; thì phần tên của cha sẽ để trống.
  • Thông tin về họ tên mẹ: Bao gồm tên; dân tộc; năm sinh; nơi ở thường trú/tạm trú. Nếu vợ chồng không đăng ký kết hôn ;và khi làm giấy khai sinh người cha không làm thủ tục cha nhận con; thì phần tên của cha sẽ để trống; và chỉ ghi tên của người mẹ.
  • Nơi đăng ký;
  • Ngày tháng năm đi đăng ký;
  • Người đi đăng ký (bao gồm quan hệ với người được khai sinh).

Giấy tờ tuỳ thân là gì?

Mặc dù “giấy tờ tùy thân” được sử dụng phổ biến hiện nay; nhưng hiện nay pháp luật Việt Nam vẫn chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩa cụ thể giấy tờ tùy thân là gì; mà tuỳ vào các ban ngành khác nhau mà giấy tờ tuỳ thân lại được quy định những loại giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên, một số loại giấy tờ được coi là giấy tờ tùy thân như:

  • Hộ chiếu;
  • Chứng minh nhân dân;
  • Thẻ căn cước công dân;
Giấy khai sinh có phải là giấy tờ tùy thân không?
Giấy khai sinh có phải là giấy tờ tùy thân không?

Giấy khai sinh có phải là giấy tờ tùy thân không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:

1. Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.

– Theo Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP; quy định Chứng minh nhân dân là một loại giấy tờ tùy thân của công dân; do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng; và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định; nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền; nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

– Theo tinh thần của Nghị định 136/2007/NĐ-CP trước đây; quy định Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế Chứng minh nhân dân; hay Luật Căn cước công dân quy định; thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam.

Thông qua các quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP; Nghị định số 05/2009/NĐ-CP; và khoản 3, Điều 4 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP; xác định giấy tờ tuỳ thân gồm các loại giấy tờ sau:

  • Hộ chiếu;
  • Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân;
  • Giấy tờ khác có dán ảnh; và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Như vậy, chúng ta có thể khẳng định giấy khai sinh không phải là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam.

Các thủ tục để làm giấy khai sinh

Thủ tục khai sinh cho con khi cả hai vợ chồng đều là công dân Việt Nam:

Trình tự thực hiện

– Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền.

– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ; đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận; trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ; hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung; hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay; thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện; ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

– Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định; nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ; và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân; ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh; và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh; số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu.

Cách thức thực hiện:

– Người có yêu cầu đăng ký khai sinh trực tiếp thực hiện; hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện việc đăng ký khai sinh;

– Người thực hiện việc đăng ký khai sinh có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền; hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính; hoặc gửi hồ sơ theo hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến.

Thành phần hồ sơ:

* Giấy tờ phải xuất trình:

– Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;

– Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (trong giai đoạn chuyển tiếp).

Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính; thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xuất trình nêu trên.

* Giấy tờ phải nộp:

– Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.

– Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

– Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.

– Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.

– Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: Ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giấy khai sinh có phải là giấy tờ tùy thân không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; tờ khai xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục làm giấy khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài?

 Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền.
– Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định.
Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì người tiếp nhận phải lập văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, tên của người tiếp nhận.
– Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trường hợp Chủ tịch đồng ý giải quyết thì công chức làm công tác hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh.
Khi trả kết quả đăng ký hộ tịch, người trả kết quả có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu đăng ký hộ tịch kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh; cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ, cấp 01 bản chính Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch Việt Nam cho con thì công chức làm công tác hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân.

Cơ quan tiến hành làm giấy khai sinh cho con?

– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em;
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi.
– Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

Lệ phí khi làm giấy khai sinh cho con?

– Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
– Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
– Miễn lệ phí đối với trường hợp khai sinh đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.