Giấy chứng nhận chữ ký số bảo đảm an toàn chuyên dùng

13/10/2022
236
Views

Chữ ký số đang được sử dụng rộng dãi với sự thuận tiện và an toàn của nó. Chữ ký số có thể được sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử,… Tuy nhiên do trên môi trường điện tử cũng khó có thể tránh khỏi những rủi ro, vì vậy để đảm bảo thì chữ ký số cần được xác nhận là đủ điều kiện an toàn. Theo đó các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nói chung và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cần được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng? Vậy điều kiện để được cấp giấy chứng nhận này là gì? Thủ tục xin cấp như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Giấy chứng nhận chữ ký số bảo đảm an toàn chuyên dùng. Mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Chữ ký số là gì?

Theo Khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP

Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Trong đó:

– “Khóa bí mật” là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được dùng để tạo chữ ký số.

– “Khóa công khai” là một khóa trong cặp khóa thuộc hệ thống mật mã không đối xứng, được sử dụng để kiểm tra chữ ký số được tạo bởi khóa bí mật tương ứng trong cặp khóa.

– “Ký số” là việc đưa khóa bí mật vào một chương trình phần mềm để tự động tạo và gắn chữ ký số vào thông điệp dữ liệu.

Quy định chung về chữ ký số

Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng
Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng

Sử dụng chữ ký số của cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức

– Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số theo quy định tại Điều 6 Nghị định 130/2018/NĐ-CP chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số.

– Việc ký thay, ký thừa lệnh theo quy định của pháp luật thực hiện bởi người có thẩm quyền sử dụng chữ ký số của mình, được hiểu căn cứ vào chức danh của người ký ghi trên chứng thư số.

(Điều 7 Nghị định 130/2018/NĐ-CP)

Giá trị pháp lý của chữ ký số

Theo Điều 8 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số như sau:

– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

– Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

– Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Chương V Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

Điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số

Chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau theo Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP:

– Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khóa công khai ghi trên chứng thư số đó.

– Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cấp:

  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
  • Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

– Khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng là gì?

Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng là văn bản do cơ quan nhà nước cấp xác nhận đối với tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng có đủ điều kiện để đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng.

Một trong các điều kiện để các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng đi vào hoạt động chính là phải đảm bảo được an toàn cho chữ ký số. Chỉ khi đáp ứng được các điều kiện theo Điều 9 Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số mới được xem là đảm bảo an toàn, trong đo có quy định:

“Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này.”

Vì vậy việc xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn chữ ký số chuyên dùng là điều bắt buộc mà tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phải thực hiện.

Cấp giấy chứng nhận chữ ký số chuyên dùng

Việc cấp Giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng cần tuân thủ theo các quy định dưới đây:

Điều kiện cấp GCN đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng

Để được cấp chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 40 Nghị định 130/2018/NĐ-CP:

– Có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng.

– Đáp ứng các điều kiện về nhân sự, kỹ thuật quy định tại các khoản 3 và 4 Điều 13 Nghị định 130/2018/NĐ-CP. Trong đó:

  • Điều kiện về nhân sự:

– Doanh nghiệp phải có nhân sự chịu trách nhiệm: Quản trị hệ thống, vận hành hệ thống và cấp chứng thư số, bảo đảm an toàn thông tin của hệ thống;

– Nhân sự quy định tại điểm a khoản này phải có bằng đại học trở lên, chuyên ngành an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin hoặc điện tử viễn thông.

  • Điều kiện về kỹ thuật:

+ Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ việc cấp chứng thư số trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực;

– Lưu trữ đầy đủ, chính xác, cập nhật danh sách các chứng thư số có hiệu lực, đang tạm dừng và đã hết hiệu lực và cho phép và hướng dẫn người sử dụng Internet truy nhập trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;

– Đảm bảo tạo cặp khóa chỉ cho phép mỗi cặp khóa được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; có tính năng đảm bảo khóa bí mật không bị phát hiện khi có khóa công khai tương ứng;

– Có tính năng cảnh báo, ngăn chặn và phát hiện truy nhập bất hợp pháp trên môi trường mạng;

– Được thiết kế theo xu hướng giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường Internet;

– Hệ thống phân phối khóa cho thuê bao phải đảm bảo sự toàn vẹn và bảo mật của cặp khóa. Trong trường hợp phân phối khóa thông qua môi trường mạng máy tính thì hệ thống phân phối khóa phải sử dụng các giao thức bảo mật đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền.

+ Có phương án kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an toàn hệ thống thông tin và các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đang có hiệu lực;

+ Có các phương án kiểm soát sự ra vào trụ sở, quyền truy nhập hệ thống, quyền ra vào nơi đặt thiết bị phục vụ việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

+ Có các phương án dự phòng đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra;

+ Có phương án cung cấp trực tuyến thông tin thuê bao cho Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, phục vụ công tác quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số;

+ Toàn bộ hệ thống thiết bị sử dụng để cung cấp dịch vụ đặt tại Việt Nam;

+ Có trụ sở, nơi đặt máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu của pháp luật về phòng, chống cháy, nổ; có khả năng chống chịu lũ, lụt, động đất, nhiễu điện từ, sự xâm nhập bất hợp pháp của con người;

+ Có quy chế chứng thực theo mẫu quy định tại quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.

Hồ sơ đề nghị cấp GCN đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng theo Mẫu số 10 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 130/208/NĐ-CP

2. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng.

3. Quyết định thành lập và điều lệ hoạt động của tổ chức.

4. Hồ sơ nhân sự gồm: Sơ yếu lý lịch, bằng cấp, chứng chỉ của đội ngũ nhân sự tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng đáp ứng các quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định này.

5. Phương án kỹ thuật nhằm đảm bảo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này.

6. Quy chế chứng thực theo mẫu quy định tại quy chế chứng thực của Tổ chức cung cấp chứng thực chữ ký số quốc gia.

Thủ tục cấp GCN đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng chuẩn bị hồ sơ như trên nộp đến Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp GCN đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng cho tổ chức trong trường hợp tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 40 Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

Mẫu giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ số chuyên dùng quy định theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP.

Trường hợp tổ chức không đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo và nêu rõ lý do;

– GCN đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng có thời hạn tương ứng với giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng nhưng không quá 05 năm.

Cấp lại GCN đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng

Trước khi GCN đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng hết hạn tối thiểu 45 ngày, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng do hết hạn. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng do hết hạn gồm:

– Đơn đề nghị cấp lại GCN đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng do hết hạn, theo Mẫu số 12 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP;

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng;

– Những thông tin về việc thay đổi nhân sự, kỹ thuật của tổ chức liên quan đến điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định này.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan thẩm tra hồ sơ và kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện cấp giấy chứng nhận trên thực tế.

Trường hợp tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện cấp giấy chứng nhận, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp lại GCN đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng cho tổ chức. Trường hợp từ chối, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

Thời hạn GCN đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng cấp lại do hết hạn là 05 năm.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang muốn tìm thám tử để điều tra, xác minh, theo dõi các vụ việc, tìm kiến thông tin theo yêu cầu của mình nhưng không biết giá dịch vụ thám tử hiện nay như thế nào và sử dụng dịch vụ thám tử ở đâu; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 42 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định:
Thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được thực hiện khi tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng thay đổi một trong các thông tin sau: địa chỉ trụ sở, người đại diện theo pháp luật, phạm vi và đối tượng cung cấp dịch vụ, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng.
Để thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức nộp hồ sơ đề nghị thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng tại Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ bao gồm: đơn đề nghị thay đổi nội dung giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng theo Mẫu số 11 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP và các văn bản, tài liệu liên quan, là cơ sở cho việc đề nghị thay đổi.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông thẩm tra, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng với các nội dung đã thay đổi; trường hợp từ chối cấp, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn của giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng cấp lại là thời hạn còn lại của giấy chứng nhận đã được cấp.

Trường hợp nào giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng bị thu hồi?

Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức bị thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng;
b) Không khắc phục được các điều kiện tạm đình chỉ quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 130/2018/NĐ-CP sau thời hạn tạm dừng ấn định bởi cơ quan nhà nước.

Thời hạn của giấy giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng?

Giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng có thời hạn tương ứng với giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng nhưng không quá 05 năm. Do đó thời hạn tối đa sử dụng của giấy này sẽ tuỳ theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.