Trong quá trình làm việc thì cho dù là người lao động làm việc tại các doanh nghiệp hay là cán bộ công chức hoặc viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp thì đều được phép nghỉ việc riêng trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định, thời gian nghỉ này có thể được tính là nghỉ nguyên lương hoặc là nghỉ không lương tuy theo từng trường hợp cụ thể. Vậy thì “Giáo viên xin nghỉ không lương 1 năm” có được hay không?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Giáo viên xin nghỉ không lương 1 năm được không?
Nghỉ việc không lương là một trong những chế độ nghỉ ngơi được áp dụng đối với các đối tuognjw là cán bộ công chức viên chức và người lao động bình thường. Những trường hợp này sẽ được áp dụng dụng theo các quy định cụ thể của Luật có liên quan đến từng đối tượng riêng và Luật lao động hiện hành.
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 13 Luật viên chức 2010 ( sửa đổi bổ sung năm 2019) quy định về quyền của viên chức về nghỉ ngơi. Theo đó, viên chức được:
– Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
– Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
– Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
– Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Trên cơ sở kế thừa tinh thần của Bộ luật lao động 2012, Bộ luật lao động năm 2019 tiếp tục quy định người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:
- Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;
- Anh, chị, em ruột chết;
- Cha hoặc mẹ kết hôn;
- Anh, chị, em ruột kết hôn.
Khi nghỉ việc không lương trong các trường hợp trên, người lao động bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự kiện này.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do riêng khác nếu người sử dụng lao động đồng ý.
Như vậy thì đối với việc nghỉ không hưởng lương, theo quy định trên pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, để được nghỉ không lương vì chuyện gia đình thì giáo viên đó phải thỏa thuận với Nhà trường và được Nhà trường đồng ý.
Thủ tục xin nghỉ không lương của giáo viên
Câu hỏi: Chào luật sư, tôi hiện đang là giá viên tại một trường cấp 1 ở quê nhà, vừa qua thì do nhà tôi có việc cần giải quyết mà tôi đã dùng hết ngày nghỉ phép năm nên tôi đang muốn xin phép nghỉ không lương để giải quyết chuyện gia đình. Luật sư cho tôi hỏi là Thủ tục xin nghỉ không lương của giáo viên hiện nay như thế nà ạ?. Mong luật sư giải đáp.
Trường hợp 1: Là giáo viên làm việc theo hợp đồng lao động
Theo đó, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định cụ thể như sau:
“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương”
Do đó, đối với việc nghỉ không hưởng lương, theo quy định trên pháp luật không điều chỉnh cụ thể về thời gian nghỉ không hưởng lương (ngoài khoản 2 Điều 115) thì hoàn toàn phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Bởi vậy, để được nghỉ không lương để dưỡng thai thì bạn phải thỏa thuận với người sử dụng lao động và được người sử dụng lao động đồng ý.
Trường hợp người sử dụng lao động đồng ý thì Chị nên liên hệ với bộ phận nhân sự hoặc những người có thẩm quyền để hỏi về thủ tục nghỉ phép không lương, thủ tục nghỉ phép của nhân viên do người sử dụng lao động quy định). Thông thường khi người lao động xin nghỉ phép thì cần làm đơn xin nghỉ phép gửi đến người sử dụng lao động (các văn bản khác tại tổ chức nếu có quy định).
Trường hợp 2: Giáo viên là viên chức
Theo quy định tại Điều 13 Luật viên chức 2010:
Điều 13. Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Như vậy, để được nghỉ không lương thì bạn phải trình bày lý do chính đáng là việc bạn xin nghỉ để dưỡng thai và phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi bạn đang làm việc.
Tóm lại, khi người lao động, viên chức muốn xin nghỉ việc không lương thì phải thỏa thuận và được sự đồng ý của người sử dụng lao động cũng như người đứng đầu sự nghiệp công lập. Trong trường hợp này, Nhà trường có thể xem xét lý do nghỉ có chính đáng hay không, việc đồng ý cho giáo viên nghỉ không lương thời gian bao lâu, như thế nào đều phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa giáo viên và nhà trường.
Chế độ bảo hiểm xã hội khi nghỉ không lương
Trong qua trình lao động thì việc đóng bảo hiểm xã hội là điều bắt buộc đối với nhiều đối tượng theo quy định, vậy thì có một vấn đề đặt ra chính là trong khoảng thời gian người lao động xin nghỉ phép năm hoặc khi xin nghỉ không lương thì chế độ bảo hiểm xã hội này sẽ được giải quyết ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Bên cạnh đó, khoản 4 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
– Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
Theo đó, nếu xin nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên/tháng, người lao động sẽ không được công ty đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
Tương ứng với những tháng không đóng bảo hiểm, người lao động cũng sẽ không được tính hưởng bảo hiểm xã hội. Trừ trường hợp nghỉ thai sản.
Và khi nghỉ không lương dài ngày, công ty sẽ thực hiện báo giảm lao động để không phải đóng các loại bảo hiểm cho người lao động.
Người lao động muốn hưởng chế độ ốm đau phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
– Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.
– Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Mặt khác, điểm c khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Do đó, nếu người lao động nghỉ không lương mà ốn đau, tai nạn không phải tai nạn lao động trong khoản thời gian nghỉ không hưởng lưởng sẽ không được hưởng chế độ ốm đau.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Giáo viên xin nghỉ không lương 1 năm” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về tạm ngưng kinh doanh hộ cá thể. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức mới năm 2023
- Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
- Viên chức có được làm thêm không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 115 Bộ Luật lao động 2019 về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương thì người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày đối với trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn và phải thông báo với người sử dụng lao động.
Theo đó, giáo viên là viên chức được nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật về lao động như trên. Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn thì giáo viên được nghỉ không hưởng lương 01 ngày.
Còn đối với các trường hợp nghỉ không hưởng lương khác, hiện tại pháp luật không có quy định về số ngày nghỉ tối đa mà vấn đề này sẽ do giáo viên và đơn vị trường hợp tự thỏa thuận với nhau.
Căn cứ Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định các khoảng thời gian được tính phép năm như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho doanh nghiệp được nghỉ phép năm từ 12 – 16 ngày.
Do đó, thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm. Vượt quá sẽ không được tính phép năm.