Giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

07/04/2023
Giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
973
Views

Xin chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc trong quy định pháp luật nghĩa vụ quân sự, mong được luật sư tư vấn giải đáp. Cụ thể tôi hiện đang là giáo viên tại một trường tiêu học vùng núi phía Bắc, tôi thắc mắc rằng theo quy định thì giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Trong trường hợp, pháp luật yêu cầu công chức, viên chức tham gia nghĩa vụ thì sau khi hoàn thành xong nghĩa vụ công chức, viên chức có bị mất việc không? Mong được luật sư tư vấn, tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn, mời bạn đọc theo dõi.

Căn cứ pháp lý

Giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

Đang là giáo viên không thuộc các trường hơp hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, trừ khi bạn là cán bộ, công chức hoặc viên chức được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên (trường hợp này được miễn).

Về tuổi, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Theo đó, nếu bạn được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn thì hết 27 tuổi mới hết tuổi nhập ngũ, còn lại thì hết 25 tuổi là hết tuổi nhập ngũ.

Do bạn không đưa thông tin về ngày tháng sinh nên chúng tôi chưa đưa ra kết luận chính xác cho bạn được. Bạn tự tính tuổi mình dựa vào các thông số trên. Nếu vẫn trong độ tuổi và đáp ứng các điều kiện khác về tiêu chuẩn tuyển quân thì bạn có thể được tham gia nghĩa vụ quân sự.

Điều kiện để công chức hoãn nghĩa vụ quân sự

Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 76/2019/NĐ-CP về chính sách với công chức công tác vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn thì vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn gồm:

– Huyện đảo Trường Sa, Hoàng Sa, DK1;

– Các xã khu vực III thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đảo đặc biệt khó khăn;

Giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không?

– Các thôn, buôn, xóm, bản, làng, phum, sóc, ấp, … (gọi chung là thôn) đặc biệt khó khăn.

Như vậy, không phải công chức, viên chức trong trường hợp nào cũng được miễn nghĩa vụ quân sự, bạn cần đối chiếu xem đơn vị ngân hàng mình làm việc có thuộc trường hơp trên hay không để xem xét về việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình.

Thứ nhất, trường hợp công chức, viên chức được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình nếu được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, trường hợp công chức, viên chức được điều động đến công tác, làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên thì được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.

Như vậy, theo quy định tại Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì “Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật” sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.  Như vậy, nếu bạn là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.

Cơ quan, tổ chức có quyền can thiệp vào việc tham gia nghĩa vụ của công chức, viên chức không?

Câu trả lời là không. Theo quy định của pháp luật thì Ngân hàng mà bạn được vào làm sẽ không có quyền can thiệp vào quá trình đăng ký, tham gia nghĩa vụ của nhân viên mà chỉ được tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ bạn tham gia nghĩa vụ quân sự.

Cụ thể theo quy định tại Điều 5 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình có trách nhiệm giáo dục, động viên và tạo điều kiện cho công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự.”

Đi nghĩa vụ quân sự, công chức, viên chức có bị mất việc không?

Như đã phân tích ở trên, không phải công chức, viên chức nào cũng được tạm hoãn, miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Vậy, sau khi xuất ngũ, người đó còn tiếp tục được làm công chức, viên chức nữa không và Nhà nước có biện pháp đảm bảo việc làm cũng như thu nhập cho họ sau khi họ đã thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc không?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự nêu rõ:

– Nếu trước khi nhập ngũ, hạ sĩ quan, binh sĩ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ, cơ quan, tổ chức này phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm cho họ và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ;

– Trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp;

– Nếu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp đã giải thể hoặc không có cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nước có liên quan cùng cấp để giải quyết việc làm cho công chức, viên chức.

Căn cứ các quy định trên, công chức, viên chức khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự thì sau khi xuất ngũ vẫn được bảo đảm công việc đã làm trước đó hoặc được bố trí việc làm phù hợp đảm bảo thu nhập không thấp hơn trước khi tham gia nghĩa vụ quân sự.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như tư vấn pháp lý về đăng ký lại giấy khai sinh bị mất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp:

Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
(1) Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
(2) Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại (1) mục này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Thời gian thực hiện khám nghĩa vụ quân sự là khi nào?

– Theo quy định, hằng năm trong khoảng thời gian từ 01/11 – 31/12 và quý I mỗi năm sẽ có một đợt gọi nghĩa vụ quân sự.
– Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được gửi cho công dân trước 15 ngày.
Hằng năm, công dân được nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia Công an nhân dân 01 lần vào tháng 02 hoặc tháng 03; vì lý do quốc phòng, an ninh nếu cần thiết thì được gọi lần thứ hai. (theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự)
Riêng với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm: được điều chỉnh thời gian gọi nhập ngũ

Các loại bệnh nào sẽ được đưa ra xem xét khi khám sức khỏe nghĩa vụ?

Các loại bệnh sẽ được đưa ra xem xét khi khám sức khỏe bao gồm:
– Bệnh về mắt: cận thị; viễn thị; loạn thị; mộng thịt; viêm kết mạc; đục thủy tinh thể bẩm sinh; mù màu; quáng gà;…
– Bệnh về răng, hàm, mặt: răng sâu; mất răng; viêm lợi, viêm quanh răng; viêm tủy; tủy hoại tử; viêm quanh cuống răng; biến chứng răng khôn; viêm loét niêm mạc ở miệng và lưỡi; viêm tuyến nước bọt; xương hàm gãy;…
– Các bệnh về tai, mũi, họng: sức nghe; tai ngoài; tai giữa; xương chũm; tai trong; mũi; họng; amidan; chảy máu cam; thanh quản; xoang mặt; liệt mặt không hồi phục do viêm tai xương chũm;…
– Các bệnh về thần kinh, tâm thần: nhức đầu thành cơn, dai dẳng, kéo dài, ảnh hưởng đến lao động; suy nhược thần kinh; động kinh; ra mồ hôi bàn tay hoặc cả bàn tay, bàn chân; liệt thần kinh ngoại vi; chấn thương sọ não;…
– Các bệnh về tiêu hóa: bệnh thực quản; bệnh dạ dày, tá tràng, tiểu tràng, viêm ruột thừa, thoát vị bẹn các loại; các đường mổ bụng thăm dò (không can thiệp vào nội tạng), bệnh đại, trực tràng;…
– Các bệnh về hô hấp: hội chứng và triệu chứng bệnh hô hấp; phế quản, nhu mô phổi, các bệnh màng phổi, lao phổi, lao ngoài phổi;…
– Các bệnh về tim, mạch: huyết áp, tăng huyết áp, mạch, rối loạn dẫn truyền và nhịp tim, bệnh tim,…
– Các bệnh về cơ, xương, khớp: bệnh khớp, bàn chân bẹt, chai chân, mắt cá, rỗ chân,; dính kẽ ngón tay, ngón chân; thừa ngón tay, ngón chân; mất ngón tay, ngón chân; co rút ngón tay, ngón chân; chấn thương, vết thương khớp (vừa và lớn);…
– Các bệnh về thận, tiết niệu, sinh dục: thận, tiết niệu; các hội chứng tiết niệu; viêm đường tiết niệu;…
– Các bệnh về nội tiết, chuyển hóa, hạch, máu: bệnh tuyến giáp, bệnh đái tháo đường, thiếu máu nặng thường xuyên do các nguyên nhân;…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Comments are closed.