Quá trình chuyển công tác của giáo viên từ một tỉnh sang tỉnh khác có thể được gọi là quá trình “chuyển đổi nơi công tác” hoặc “chuyển cơ sở làm việc”. Đây là quá trình khi một giáo viên xin chuyển đến làm việc tại một tỉnh, thành phố hoặc cơ sở giáo dục khác. Giáo viên cần liên hệ với cơ quan quản lý giáo dục ở cả tỉnh hiện tại và tỉnh muốn chuyển đến để kiểm tra nhu cầu và yêu cầu công tác trong khu vực mới. Vậy giáo viên có được chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác không? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm quy định pháp luật về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Viên chức 2010;
- Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019;
- Bộ luật Lao động 2019.
Hợp đồng làm việc của viên chức có những nội dung gì?
Theo quy định pháp luật về lao động, khi làm việc chính thức người lao động và người sử dụng lao động phải ký hợp đồng lao động. Viên chức cũng là người lao động do đó cũng phải ký hợp đồng. Dưới đây là quy định pháp luật về nội dung cần có của hợp đồng làm việc của viên chức.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Viên chức 2010 quy định về nội dung hợp đồng làm việc của viên chức như sau:
“Điều 26. Nội dung và hình thức của hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc có những nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
c) Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
e) Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
g) Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
h) Chế độ tập sự (nếu có);
i) Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
k) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
l) Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
m) Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng làm việc được ký kết bằng văn bản giữa người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập với người được tuyển dụng làm viên chức và được lập thành ba bản, trong đó một bản giao cho viên chức.
3. Đối với các chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật do cấp trên của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm thì trước khi ký kết hợp đồng làm việc phải được sự đồng ý của cấp đó.”
Theo đó, trên đây là các quy định liên quan đến nội dung hợp đồng làm việc của viên chức.
Giáo viên có được chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác không?
Để được xét chuyển công tác, giáo viên cần nộp đơn xin chuyển công tác cho cơ quan quản lý giáo dục và tuân theo các quy định và quy trình xin chuyển công tác được quy định bởi cả tỉnh hiện tại và tỉnh muốn chuyển đến. Cơ quan quản lý giáo dục sẽ tiến hành đánh giá và xem xét đơn xin chuyển công tác, bao gồm mức độ phù hợp với nhu cầu công việc của tỉnh đến và mức độ ưu tiên của giáo viên.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 28 Luật Viên chức 2010 (sửa đổi bởi Khoản 3 và điểm b khoản 13 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định về thay đổi nội dung,ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:
“Điều 28. Thay đổi nội dung, ký kết tiếp, tạm hoãn và chấm dứt hợp đồng làm việc
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng làm việc, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc. Khi đã chấp thuận thì các bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung liên quan của hợp đồng làm việc. Trong thời gian tiến hành thoả thuận, các bên vẫn phải tuân theo hợp đồng làm việc đã ký kết. Trường hợp không thoả thuận được thì các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng làm việc đã ký kết hoặc thoả thuận chấm dứt hợp đồng làm việc.
2. Đối với hợp đồng làm việc xác định thời hạn, trước khi hết hạn hợp đồng làm việc 60 ngày, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ vào nhu cầu của đơn vị, trên cơ sở đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, quyết định ký kết tiếp hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức.
3. Việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng làm việc, chấm dứt hợp đồng làm việc được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
4. Khi viên chức chuyển công tác đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì chấm dứt hợp đồng làm việc và được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Khi viên chức được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ được pháp luật quy định là công chức tại đơn vị sự nghiệp công lập hoặc có quyết định nghỉ hưu thì hợp đồng làm việc đương nhiên chấm dứt.“
Như vậy, theo quy định trên thì khi viên chức muốn chuyển công tác đến một địa bàn tỉnh khác thì phải chấm dứt hợp đồng làm việc tại nơi mình đang công tác và viên chức sẽ được giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Việc chấm dứt hợp đồng lao động phải được thực hiện như thế nào đối với trường hợp viên chức muốn chuyển nơi công tác?
Nếu đơn xin chuyển công tác được chấp thuận, giáo viên cần thực hiện các thủ tục liên quan như chuyển đổi đăng ký hộ khẩu, giấy tờ cá nhân, hồ sơ công tác và các điều chỉnh khác. Trong đó, giáo viên chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác thì phải chấm dứt hợp đồng lao động tại tỉnh cũ trước khi chuyển sang tỉnh khác công tác.
Nội dung này được làm rõ bởi Điều 14 Thông tư 15/2012/TT-BNV tuy nhiên quy định này hiện nay đã bị bãi bỏ không sử dụng được nữa.
Việc người lao động chuyển nơi công tác buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động như vậy có thể hiểu là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên có thể căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”
Ngoài ra tại khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:
“Điều 29. Đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc
4. Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày.”
Theo đó, viên chức phải thông báo bằng văn bản trước cho người đứng đầu cơ quan nơi mình làm việc chấm dứt hợp đồng, tùy vào thời loại hợp đồng mà viên chức ký mà ngày báo trước sẽ khác nhau. Cơ quan và viên chức sẽ tiến hành bàn giao công việc trước khi viên chức chuyển nơi công tác và giải quyết các chế độ mà viên chức được hưởng theo quy định pháp luật.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư 247 sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Giáo viên có được chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác không? Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đổi tên giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Tinh giản biên chế có được hưởng lương hưu không?
- Hợp đồng không xác định thời hạn và biên chế là gì?
- Đối tượng tinh giản biên chế năm 2022 theo quy định?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định các đạo đức nhà giáo mà giáo viên cần phải tuân theo bao gồm:
– Phẩm chất chính trị
– Đạo đức nghề nghiệp
– Lối sống, tác phong
– Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo
Căn cứ Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:
– Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
– Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
– Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
– Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Cách chức.
d) Buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, nhà giáo có các hình thức kỷ luật như sau:
– Khiển trách.
– Cảnh cáo.
– Buộc thôi việc