Giám thị trại giam là gì? Quyền hạn và nhiệm vụ của Giám thị trại giam?   

30/01/2022
603
Views

Khi nhắc đến nơi giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù, từ chung thân hoặc người đang chờ thi hành án tử hình, sẽ không khỏi nhắc đến từ trại giam. Trại giam là  nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án từ có thời hạn và tù chung thân, người đang chấp hành hình phạt tù gọi là phạm nhân. Vậy người thực hiện hành vi trông coi trại giam được gọi là gì? Có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? Bài viết hôm nay Luật sư X sẽ làm rõ nội dung giám thị trại giam, quyền hạn và nhiệm vụ của giám thị trại giam

Căn cứ pháp lý:

·         Luật Thi hành án hình sự năm 2019;

·         Nghị định 133/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự

1. Giám thị trại giam là gì

Giám thị trại giam là người trông coi kỉ luật, trật tự ở trại giam và trại tạm giam

Giám thị trại giam là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của trại giam, trại tạm giam, quản lý việc giam giữ, giáo dục, cải tạo,… đối với những người bị giam và tạm giam theo quy định của pháp luật.

Tại điểm b khoản 4 Điều 17 Luật thi hành án hình sự 2019, Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám thị trại giam

Khoản 2 Điều 17 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định, giám thị trại giam có các quyền hạn và nhiệm vụ:

Thứ nhất, nhiệm vụ của giám thị trại giam

·         Giám thị trại giam có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại tạm giam theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật giám định tư pháp, theo đó, giám thị phải:

·         Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân

·         Thông báo cho nhân thân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó

  • Đề nghị Tòa án nơi có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật.

·         Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền.

·         Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại tạm giam để thi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có trụ sở hoặc cơ quan thi hành án dân sự được ủy thác thi hành án; nhận tài sản, tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quy định của Luật thi hành án dân sự.

·         Làm thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết.

·         về việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án; thực hiện các quy định của Luật này về thi hành án phạt trục xuất.

·         Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành án phạt tù.

  • Ra quyết định phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại; quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù, quyết định nâng, hạ loại phạm nhân, quyết định công nhận phạm nhân vi phạm kỷ luật đã tiến bộ, quyết định một số biện pháp điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật, quyết định đình nã khi bắt được phạm nhân trốn trại giam; quyết định khen thưởng, kỷ luật phạm nhân.

Thứ hai, quyền hạn của giám thị trại giam

·         Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý đồ vật, tài liệu thuộc danh mục cấm

·         Quyết định trích xuất phạm nhân phục vụ yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, lao động, học tập; phạm nhân đến khu điều trị tại bệnh viện để phục vụ phạm nhân bị bệnh nặng không tự phục vụ bản thân được, phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam bị bệnh phải đưa đi bệnh viện điều trị.

·         Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt kịp thời phạm nhân trốn trại giam.

Mời các bạn tham khảo thêm 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Một số trại giam tại Việt Nam


·         Trại giam của Bộ Công An
·         Trại tạm giam T16 ở Thiên Đông, xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội
·         Trại tạm giam T17 ở 258 đường Nguyễn Trãi, quận 1, TP Hồ Chí Minh
·         Trại tạm giam B34, thuộc Bộ Công an, ở 237, Nguyễn Văn Cừ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
·         Trại tạm giam B14, thuộc Cục An ninh điều tra, Tổng cục An ninh, ở xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội
·         Cơ sở giáo dục bắt buộc
·         Cơ sở giáo dục bắt buộc Thanh Hà, đóng tại thị trấn Gia Khánh, Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc
·         Cơ sở giáo dục bắt buộc Phú Hòa, ở xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
·         Cơ sở giáo dục bắt buộc Cồn Cát, ở huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
·         Cơ sở giáo dục bắt buộc A1 (trại cải tạo A30 cũ), ở xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.