Giam giữ người trái pháp luật bị xử lý như thế nào theo quy định?

19/10/2021
794
Views

Xin chào Luật sư, tôi năm nay 20 tuổi, tôi có anh người yêu hơn mình 4 tuổi. Vì một xích mích nhỏ, tôi đã đòi chia tay với anh. Anh ấy không đồng ý và đã nhốt tôi vào trong một căn phòng. Hàng ngày anh đánh tôi khi tôi cãi lời và không thả cho tôi về nhà. Tôi muốn hỏi Luật sư hành động của anh ấy có phải là giam giữ người trái pháp luật không? Nếu phải thì anh ấy sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Hiện nay, khi đất nước ngày càng phát triển thì các quyền tự do con người; tự do của công dân luôn được Nhà nước quan tâm và bảo vệ. Tuy nhiê, có rất nhiều trường hợp các quyền này bị xâm phạm. Tình trạng giam giữ người trái pháp luật thường xuyên xảy ra. Đặc biệt là giam giữ người để đe dọa; tống tiền hay gia giữ người khác để thỏa mãn tính cách con người. Vậy, giam, giữ người khác sẽ bị xử phạt như thế nào? Luật sư 247 xin giải đáp ngay sau đây:

Thế nào là hành vi giam giữ người trái pháp luật?

Hành vi bắt người trái pháp luật: Được hiểu là hành vi của người không có thẩm quyền; khống chế người khác không theo đúng các quy định của pháp luật để tạm giữ hoặc tạm giam họ;

Hành vi giữ người trái pháp luật: Là hành vi của người không có thẩm quyền; và thực hiện không theo đúng các quy định của pháp luật để không cho người khác di chuyển vượt ra ngoài sự kiểm soát của mình, trong một khoảng thời gian nhất định;

Hành vi giam người trái pháp luật: Là hành vi của người không có thẩm quyền thực hiện việc cách ly người khác trái pháp luật ở một địa điểm; và trong một khoảng thời gian nhất định.

Các hành vi trên đều là hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác nhưng khác nhau ở các hình thức thể hiện. Chủ thể của tội phạm có thể thực hiện một, hai hoặc đồng thời cả ba hành vi nêu trên.

Các dấu hiệu cấu thành tội giam giữ người trái pháp luật?

Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi bắt; giữ hoặc giam người trái pháp luật. Đây là hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của công dân; trái với thủ tục và thẩm quyền bắt giữ hoặc giam người đã được quy định tại các điều 110,111,112, 113,114 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Thủ đoạn của việc bắt; giữ hoặc giam người trái pháp luật rất đa dạng nhưng không có ý nghĩa trong việc định tội. Người phạm tội có thể dùng sức mạnh về thể chất như đánh, trói…. nhưng cũng có thể dùng sức mạnh về tinh thần như doạ giết con, giết vợ… ;nếu chống lại việc bắt, giữ hoặc giam. Có trường hợp người phạm tội đã dùng lệnh giả của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc mời người bị hại đến cơ quan, trụ sở rồi giữ họ lại… Nếu trong khi phạm tội mà dùng vũ lực như đấm.

Khách thể của tội phạm:

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân nói riêng; quyền tự do, dân chủ của công dân nói chung.

Đối tượng tác động của tội phạm là con người cụ thể bị người phạm tội bắt, giữ hoặc giam trái pháp luật.

Mặt khách quan của tội phạm:

Điều 123 BLHS quy định ba hành vi phạm tội: bắt người trái pháp luật; giữ người trái pháp luật; giam người trái pháp luật.

Theo luật hình sự Việt Nam, bắt, giữ hoặc giam người trái phép được hiểu là các hành vi ngăn cản; tước đoạt sự tự do hoạt động; tự do dịch chuyển thân thể của người khác trái với những quy định của pháp luật về căn cứ, thẩm quyền và thủ tục. Các hành vi này đều có cùng tính chất và đều là những hành vi xâm phạm quyền tự do thân thể của người khác; có mục đích tước đoạt sự tự do hoạt động; dịch chuyển thân thể của người khác nhưng chỉ khác nhau ở hình thức thể hiện.

Thủ đoạn, cách thức tiến hành bắt; giữ hoặc giam người trái phép không ảnh hưởng đến việc định tội danh. Thực tiễn cho thấy, người phạm tội có thể dùng sức mạnh về vật chất như đấm, đá, đạp… ;để trói, nhốt vào thùng xe, cabin, phòng… hoặc dùng bạo lực về mặt tinh thần như đe doạ bắn, đánh, phá tài sản… ;nếu không để cho bắt, giữ hay giam, hoặc dùng lệnh thật hoặc giả lệnh của cơ quan nhà nước; cũng có thể mời đến làm việc trụ sở cơ quan Công an rồi giữ lại để bắt, giam;…

Hậu quả của tội phạm là gây ra những ảnh hưởng tiêu cực không tốt không chỉ đối với người bị bắt; giữ hoặc giam trái pháp luật, mà còn đối với cả người thân, gia đình họ.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Mục đích phạm tội rất đa dạng; có thể do tư thù cá nhân, do muốn có thành tích, do xúi giục, do nhận tiền làm thuê;… Tuy nhiên, mục đích phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.

Chủ thể của tội phạm

Tội phạm được thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự; và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự do BLHS quy định.

Dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam; “tình trạng có năng lực TNHS” được hiểu là khả năng của một người có thể nhận thức được đầy đủ tính chất pháp lý và tính chất thực tế của hành vi phạm tội; cũng như khả năng điều khiển hành vi đó.

Như vậy, xét thấy hành vi của người yêu bạn thì người yêu bạn đã phạm tội giam người trái pháp luật. Và người yêu bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 157 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Giam giữ người trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Điều 157 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

” 1.79 Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2.80 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ;

d) Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu; hoặc người không có khả năng tự vệ;

g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;

h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần; và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3.81 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;

b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo; hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;

c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần; và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Giam giữ người trái pháp luật bị xử lý như thế nào theo quy định?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật bị xử lý như thế nào?

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì từ 02 năm đến 07 năm.

Người có hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nhiều lần bị xử phạt như thế nào?

Người có hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nhiều lần thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Giam giữ người khác trái pháp luật gây hậu quả chết người thì bị xử phạt như thế nào?

Người nào giam giữ người khác trái pháp luật gây hậu quả chết người thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận