Quy định về giám định bổ sung và giám định lại trong vụ án hình sự

26/01/2022
Quy định về giám định bổ sung và giám định lại trong vụ án hình sự
766
Views

Trong các giai đoạn tố tụng thì mỗi một giai đoạn đều rất quan trọng. Trải qua nhiều thủ tục, công việc mới có thể đưa kết luận cũng như xét xử. Và giám định chính là một công việc được cơ quan tố tụng sử dụng để điều tra vụ án. Có trường hợp cần giám định lại khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Hoặc cần giám định bổ sung khi giám định lần đầu chưa đầy đủ. Vậy khi nào cần giám định là gì? Quy định về giám định bổ sung và giám định lại như thế nào? Luật sư X xin giới thiệu “Quy định về giám định bổ sung và giám định lại trong vụ án hình sự“. Mời bạn đọc tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Giám định bổ sung và giám định lại là gì?

Giám định là một trong các hoạt động tư pháp quan trọng khi điều tra vụ án hình sự. Trước khi tìm hiểu về các hoạt động giám định, ta cần hiểu giám định tư pháp là gì. Theo Điều 2 Luật giám định tư pháp quy định:

Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.

Vậy còn giám định bổ sung và giám định lại là gì?

Giám định bổ sung là giám định tiếp theo giám định lần đầu khi có căn cứ sau:

  • Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ
  • Hoặc khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó. 

Còn giám định lại là thế nào? Nó có khác giám định bổ sung không?

Giám định lại được hiểu rằng là việc giám định lại khi có căn cứ cho rằng giám định lần đầu không chính xác. Việc thực hiện giám định sẽ do cơ quan trưng cầu giám định thực hiện hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng.

Quy định về giám định bổ sung, giám định lại trong vụ án hình sự

Giám định bổ sung trong vụ án hình sự

Căn cứ giám định bổ sung

Tại khoản 1 Điều 210 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể, việc giám định bổ sung được tiến hành trong các trường hợp khi có nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ; hoặc khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó thì sẽ được thực hiện giám định bổ sung.

Trong trường hợp nội dung giám định phát hiện ra những tình tiết mới dẫn đến khác với quan điểm ban đầu nhưng phải đúng sự thật, chính xác thì được thực hiện hoạt động giám định lại.

Ngoài ra, cũng cần phải nêu rõ rằng trong kết luận giám định bổ sung đã có những điểm gì mới, từ đó dẫn đến kết luận vì sao giám định ban đầu không chính xác, thì cần phải hủy bỏ kết luận giám định ban đầu để điều tra lại vụ án dựa theo những tình tiết mới. Hoặc những nội dung giám định bổ sung này có thể chỉ mang tính chất bổ sung thêm cho nội dung giám định ban đầu được chính xác hơn.

Thẩm quyền giám định bổ sung

Việc giám định bổ sung có thể là do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Tuy nhiên, luật không quy định rõ việc quy định thẩm quyền cụ thể của giám định bổ sung. Nên tùy thuộc vào cơ quan trưng cầu giám định, mà thẩm quyền có thể thuộc về cơ quan đó.

Ngoài ra, người trưng cầu giám định có thể tự mình hoặc theo đề nghị của người yêu cầu giám định quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hiệu lực của kết luận giám định lần đầu

Trong trường hợp có giám định bổ sung thì kết luận giám định lần đầu sẽ không bị vô hiệu. Những kết luận này nhằm bổ sung thêm cho nội dung giám định ban đầu được chính xác hơn.

Giám định lại trong vụ án hình sự

Căn cứ giám định lại

Việc giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.

Theo đó khi có căn cứ để cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác thì có thể yêu cầu giám định lại. Điều này nhằm thu được kết luận chính xác hơn làm căn cứ giải quyết vụ án hình sự. Việc giám định không chính xác có thể do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan của người giám định.

Thẩm quyền giám định lại

Cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người đề nghị giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.”

Giám định lại trong trường hợp đặc biệt

Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện. Những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.

Hiệu lực của giám định lần đầu

Nếu giám định lại kết quả trùng với lần đầu thì giám định lần đầu sẽ không vô hiệu. Còn nếu giám định lại mà cho kết quả khác, tùy trường hợp cần phải giám định lại lần nữa. Căn cứ vào kết quả giám định lại thì có thể giám định lần đầu sẽ không có hiệu lực.

Mời các bạn tham khảo thêm 

Thông tin liên hệ 

Trên đây là tư vấn về “Quy định về giám định bổ sung và giám định lại trong vụ án hình sự“. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thời gian yêu cầu giám định là bao lâu?

Đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, thời hạn giám định được quy định như sau:
·         Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
·         Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
·         Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Giám định lại trong trường hợp đặc biệt như thế nào?

Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện. Những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.