Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ như thế nào?

19/09/2022
Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ2
412
Views

Tranh chấp đất đai xảy ra khá phổ biến hiện nay. Khi rơi vào tình trạng này nhiều người khá lúng túng khi không tìm được phương án xử lý. Vậy tranh chấp đất đai là gì? Giải quyết tranh chấp đất đai khi đã có sổ đỏ như thế nào? Hãy cùng Luật sư giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến, phức tạp nhất hiện nay bởi tranh chấp này xâm phạm trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Các trường hợp tranh chấp đất đai có sổ đỏ bị phổ biến hiện nay

Một số trường hợp tranh chấp đất đai có sổ đỏ phổ biến có thể kể đến như sau:

  • Tranh chấp ranh giới đất liền kề:

Đây là trường hợp tranh chấp đất phát sinh giữa những chủ thể đất liền kề nhau. Khi các bên không xác định được với nhau về ranh giới phân chia quyền sử dụng đất, tranh chấp này sẽ xảy ra. Có thể là một bên cho rằng bên kia có hành vi lấn chiếm, thay đổi, vượt quá ranh giới sử dụng đất của mình.

  • Tranh chấp lối đi chung:

Đây là trường hợp tranh chấp khi các bên không thống nhất được việc mở lối đi chung. Đó có thể là việc các bên không đạt được thỏa thuận đền bù cho việc mở lối đi chung. Hoặc cũng có thể một bên tự ý mở lối đi chung trên đất thuộc quyền sử dụng đất của bên kia. Đối với loại tranh chấp này, giá trị bằng tiền đối với quyền sử dụng đất tuy không lớn. Nhưng quyền lợi thực tế mà các bên có thể được hưởng lại rất lớn. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống lâu dài của các bên.

  • Tranh chấp khi đất được cấp sổ đỏ bị trùng diện tích:

Đây là tình huống xảy ra khá phổ biến xuất phát từ lỗi sai sót của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc không để ý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đất đã cấp cho người này lại cấp cho người khác. Đối với trường hợp hai bên có thể thỏa thuận, hai bên đối với dạng tranh chấp này rất thấp. Đặc biệt là trong trường hợp một bên được cấp sổ đỏ do mua đất từ bên thứ ba. Trong những tình huống như thế, các bên thường tranh đấu đến cùng để đảm bảo quyền lợi cho mình.

  • Tranh chấp đòi lại đất cho ở nhờ:

Đây là trường hợp xảy ra đối với những người có quan hệ quen biết từ trước đó. Đó có thể là anh em trong cùng gia đình, họ hàng với nhau hoặc thậm chí có thể là giữa bạn bè với nhau. Từ trước tới nay, việc cho ở nhờ thường được thực hiện qua lời nói miệng, thời gian ở nhờ đã kéo dài. Sổ đỏ được cấp cho bên cho ở nhờ nhưng cũng có thể là cấp cho bên được ở nhờ. Hai bên sẽ xảy ra tranh chấp với nhau khi xác định ai là người có quyền sử dụng đối với đất đã được cấp giấy chứng nhận.

  • Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:

Quyền sử dụng đất – đối tượng tranh chấp trong trường hợp này là di sản thừa kế. Di sản này chưa được chia thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật nhưng đã được cấp sổ đỏ cho người khác. Người được cấp giấy chứng nhận có thể là người trong hàng thừa kế hoặc có thể là người không liên quan đến hàng thừa kế.

  • Tranh chấp đất đã có sổ đỏ là tài sản chung của vợ chồng:

Thực trạng khi ly hôn, vợ chồng có xảy ra tranh chấp liên quan đến tài sản chung rất nhiều.  Mục đích của việc ly hôn là vợ/chồng mong muốn chấm dứt cuộc hôn nhân không thể cứu vãn. Kéo theo đó là việc rõ ràng trong mọi vấn đề liên quan như con cái, tài sản, công nợ.

Nên cần giải quyết rõ ràng để các bên thấy thỏa đáng với công sức đã bỏ ra. Trường hợp hay gặp nhất là tranh chấp đất đã có sổ đứng tên hai vợ chồng. Hoặc tranh chấp đã có sổ đứng tên một bên vợ/chồng và không muốn chia.

Trường hợp tranh chấp đất đã có sổ đứng tên hộ gia đình. Hoặc đứng tên bố mẹ vợ/ bố mẹ chồng. Vợ/chồng cho rằng mình cũng có công sức đóng góp nên phải được chia.

Các loại tranh chấp đất đai

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

–  Tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất, đây có thể là tranh chấp về ranh giới đất liền kề, ngõ đi,…Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

+ Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ mà do nhiều nguyên nhân khác nhau họ không còn quản lý, sử dụng nữa. Bây giờ những người này đòi lại người đang quản lý, sử dụng dẫn đến tranh chấp.

Đây là tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng đất không liên quan đến các giao dịch về đất đai và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Về bản chất khi giaỉ quyết tranh chấp này tòa án phải xác định quyền sử dụng đất thuộc về ai. Tranh chấp này không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Bản chất của tranh chấp trong các trường hợp này là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Các tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Bên cạnh đó, một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất: đây là dạng tranh chấp liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì; đặc biệt là tranh chấp về đất nông nghiệp với đất lâm nghiệp, giữa đất nông nghiệp với đất thổ cư trong quá trình phân bố và quy hoạch sử dụng.

Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ
Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

  • Nhà nước khuyến khích các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tự thương lượng hòa giải với nhau. Các bên chủ thể tham gia có quyền và nghĩa vụ ngang vụ trong buổi hòa giải
  • Khi các bên chủ thể tranh chấp không thể hòa giải thì có thể hòa giải thông qua hòa giải viên hoặc UBND xã, phường, thị trấn. Kết quả của buổi hòa giải là một trong những điều kiện khi khởi kiện tại Tòa án.
  • Trường hợp khi đã đàm phán, hòa giải tranh chấp đất đai nhưng không đạt được kết quả các bên tranh chấp có thể tiến hành giải quyết bằng việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

  • Đơn khởi kiện cần soạn đúng, đầy đủ nội dung theo pháp luật
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc các giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013
  • Biên bản hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân của người khởi kiện (Bản sao)
  • Sổ hộ khẩu (Bản sao)
  • Các loại giấy tờ có liên quan khác.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai được quy định tại Điều 189 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 gồm các giấy tờ như trên.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì tiến hành giải quyết theo Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, theo đó, tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ

Đối Với Yêu Cầu UBND Cấp Có Thẩm Quyền Giải Quyết

  1. Bước 1: Gửi đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải
  2. Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất để tiến hành tổ chức hòa giải
  3. Bước 3: Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải
  4. Bước 4: Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia giữa các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có đủ hai bên tham gia, trường hợp một trong hai bên vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là hòa giải không thành. Kết quả hòa giải phải lập thành biên bản
  5. Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã hòa giải thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với những ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành

.Trình tự thủ tục giải quyết được quy định tại Điều 88 Nghị định 43/2014 được sửa đổi bổ sung khoản 27, 28 Điều 1 NĐ 148/2020 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013 và  khoản 57 Điều 2 NĐ 01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai 2013.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về: “Giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, thủ tục xin giấy phép bay Flycam,…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ?

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu UBND cấp xã tiến hành hòa giải
Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất để tiến hành tổ chức hòa giải
Bước 3: Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải
Bước 4: Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia giữa các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi có đủ hai bên tham gia, trường hợp một trong hai bên vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là hòa giải không thành. Kết quả hòa giải phải lập thành biên bản
Bước 5: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã hòa giải thì Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với những ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành

Cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ?

Cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ là UBND cấp xã. Khi có tranh chấp các bên có thể gửi đơn lên UBND cấp xã nơi có mảnh đất để được giải quyết.

Các phương thức giải quyết tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ?

Nhà nước khuyến khích các bên trong quan hệ tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ tự thương lượng hòa giải với nhau. Các bên chủ thể tham gia có quyền và nghĩa vụ ngang vụ trong buổi hòa giải
Khi các bên chủ thể tranh chấp không thể hòa giải thì có thể hòa giải thông qua hòa giải viên hoặc UBND xã, phường, thị trấn. Kết quả của buổi hòa giải là một trong những điều kiện khi khởi kiện tại Tòa án.
Trường hợp khi đã đàm phán, hòa giải tranh chấp đất đai nhưng không đạt được kết quả các bên tranh chấp có thể tiến hành giải quyết bằng việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.