Vừa qua lợi dụng được phóng viên hay đi tác nghiệp để lấy thông tin, tin tức ngoài thực tế; mà nhiều đối tượng đã giả mạo làm phóng viên các trang báo, phóng viên đài truyền hình; khai gian dối là phóng viên để nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Các đối tượng đã có sự chuẩn trước giả mạo phóng viên để tạo niềm tin cho người dân; đây là hành vi nghiêm trọng ảnh hưởng đếnuy tín, danh dự nghề làm báo nói chung và phóng viên nói riêng. Vậy theo quy định hành vi giả làm phóng viên để chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2020 của Chính phủ
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Những ai được coi là phóng viên?
Điều 26 quy định cụ thể hơn về những người được cấp thẻ nhà báo bao gồm:
– Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn.
– Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn.
– Phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn.
– Người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước
– Phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương,
Không có quy định cụ thể định nghĩa phóng viên là gì. Theo quy định trên có thể hiểu phóng viên là danh từ chỉ chức danh công việc, là người trực tiếp đi lấy tin bài, khai thác thông tin và viết bài, tổ chức sản xuất tác phẩm báo chí (viết, hình, tiếng). Phóng viên bao gồm phóng viên có thẻ và phóng viên chưa có thẻ nhà báo.
Hành vi giả làm phóng viên bị xử phạt như thế nào?
Mức xử phạt hành chính hành vi giả làm phóng viên
Mạo danh nhà báo, phóng viên sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 6 Nghị định 119/2020/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Mạo danh nhà báo, phóng viên để hoạt động báo chí;
b) Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp, cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân;
c) Sử dụng thẻ nhà báo đã bị sửa chữa, tẩy xóa để hoạt động báo chí.
……….
4. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Như vậy hành vi giả danh nhà báo để hoạt động báo chí (viết bài, lấy tư liệu…) thì sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 tùy m
Giả làm phóng viên để chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
Tùy theo từng mức độ, mà người có hành vi giả làm phóng viên; có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 119/2020/NĐ-CP như trên; nhưng nếu giả mạo phóng viên để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản người khác; thì sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015.
Mức phạt hành chính hành vi giả làm phóng viên để chiếm đoạt tài sản
Giả làm phóng viên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự như mục 2 bài này thì sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 15 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;
…….
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.
Như vậy hành vi giả làm phóng viên để lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức độ nhẹ; sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi giả làm phóng viên để chiếm đoạt tài sản
Hành vi mạo danh nhà báo, phóng viên; để thực hiện các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu thỏa mãn các miêu tả dưới đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 174 BLHS
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cá nhân có được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm?
- 19 điều Đảng viên không được làm năm 2021 theo Quy định 37-QĐ/TW
- Nhận quà quê từ nhân viên cấp dưới có phạm tội nhận hối lộ không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Giả làm phóng viên để chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Luật Báo chí 2016, một trong những hành vi bị nghiêm cấm là đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
Phóng viên nước ngoài, trợ lý báo chí của phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại Việt Nam mà không có thẻ phóng viên nước ngoài hợp lệ do Bộ Ngoại giao Việt Nam cấp.
Căn cứ Điều 4 Nghị định 88/2012/NĐ-CP quy định như sau:
– Phóng viên nước ngoài có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự định vào Việt Nam.