Giả bác sĩ vào khu điều trị F0, bị phạt thế nào?

04/10/2022
Giả bác sĩ vào khu điều trị F0, bị phạt thế nào?
357
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc giả bác sĩ vào khu điều trị F0, bị phạt thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sáng ngày 22 tháng 02 năm 2022, trên mạng xã hội liên tục truyền nhau thông tin về một sinh viên thuộc Trường Cao đẳng Điện Lực TP. Hồ Chí Minh đã giả danh bác sĩ và tiến hành điều trị cho nhiều bệnh nhân F0, thậm chí vị bác sĩ giả danh này còn trả lời phỏng vấn của báo Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế. Vậy câu hỏi đặt ra là việc giả bác sĩ vào khu điều trị F0, bị phạt thế nào?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc giả bác sĩ vào khu điều trị F0, bị phạt thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009

Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017

Nghị định 144/2021/NĐ-CP

Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh và chữa bệnh tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 3 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh như sau:

– Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

– Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.

– Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật

– Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng, phụ nữ có thai.

– Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.

– Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 6 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định về các hành vi bị cấm trong khám chữa bệnh tại Việt Nam như sau:

– Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh.

– Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.

– Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.

– Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt động.

– Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.

– Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.

– Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động; lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.

– Sử dụng hình thức mê tín trong khám bệnh, chữa bệnh.

– Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu, hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.

– Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về khám bệnh, chữa bệnh.

– Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề.

– Ngăn cản người bệnh thuộc diện chữa bệnh bắt buộc vào cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc cố ý thực hiện chữa bệnh bắt buộc đối với người không thuộc diện chữa bệnh bắt buộc.

– Cán bộ, công chức, viên chức y tế thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử tham gia quản lý, điều hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phần vốn của Nhà nước.

– Đưa, nhận, môi giới hối lộ trong khám bệnh, chữa bệnh.

Giả bác sĩ vào khu điều trị F0, bị phạt thế nào?
Giả bác sĩ vào khu điều trị F0, bị phạt thế nào?

Sự việc giả danh bác sĩ vào khu điều trị F0 như thế nào?

Ngày 22 tháng 02 năm 2022, trên mạng lan truyền đoạn thông tin Nguyễn Quốc Khiêm sinh năm 1996, quê Bình Thuận đã rót lọt thực hiện hành vi mạo danh bác sĩ để vào khu điều trị F0 ở TP HCM, phát thuốc cho F0, ra y lệnh và thậm chí còn được khen thưởng về thành tích chống dịch.

Diễn biến sự việc có thể được tóm tắt như sau:

  • Khi thành phố vào thời điểm dịch Covid-19 căng thẳng, tại khu cách ly Trường Cao đẳng Điện Lực TP Hồ Chí Minh, Nguyễn Quốc Khiêm tự xưng mình là “Thạc sĩ – Bác sĩ” và được giao nắm giữ nhiều nhiệm vụ chính tại cơ sở trong việc điều trị, điều hành nhân sự, điều trị bệnh nhân F0. Điều đáng lo ngại sau khi vụ việc giả danh này được khui ra thì Quốc Khiêm đã thực hiện các vấn đề chuyên môn như thăm khám, điều trị, cấp phát thuốc điều trị cho F0 cho bệnh nhân tại khu cách ly.
  • Trong thời gian làm việc Quốc Khiêm còn ký nhiều văn bản, giấy tờ quan trọng như: báo cáo ca bệnh tử vong, giấy chuyển tuyến điều trị ca F0 dưới chức danh: Bác sĩ điều trị- Ths.BS Nguyễn Quốc Khiêm. Chưa hết, người mạo danh này còn tham gia ký phiếu kê khai danh mục thuốc để người nhà bệnh nhân thanh toán trong khu điều trị F0 Trường Cao đẳng Điện Lực. 
  • Sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, khu cách ly điều trị F0 giải thể, Nguyễn Quốc Khiêm còn đã “khoe” giấy khen được tặng vì “Đã có thành tích đột xuất phát hiện, hỗ trợ cấp cứu và điều trị cứu sống bệnh nhân đang trong tình trạng tử vong tại Bệnh viện Chợ Rẫy”.
  • Thậm chí, bác sĩ giả mạo Nguyễn Quốc Khiêm còn xuất hiện trong một bài viết giới thiệu trên trang Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế ca ngợi về hành vi kịp thời cứu sống một ca trở nặng bằng cơ số thuốc có trong khu cách ly, trước khi bệnh nhân được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện.
  • Tuy nhiên, cũng trong ngày 22/2/2022, thông tin từ phía bệnh viện Chợ Rẫy xác nhận, không có nhân sự nào tên là Bác sĩ Nguyễn Quốc Khiêm công tác tại khoa Tim mạch như thông tin trong giấy khen. Ông Tăng Chí Thượng cũng cho biết hiện sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã nắm được thông tin vụ việc giả danh trên và sẽ cùng phối hợp với Thanh tra Sở y tế, Công an TP Hồ Chí Minh để làm rõ. 
  • Cũng theo Tiến sĩ.Bác sĩ Nguyễn Tri Thức – Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết thêm, trên giấy khen mà Nguyễn Quốc Khiêm khoe thể hiện việc ký quyết định do một phó giám đốc ký cho “Th.S. BS Nguyễn Quốc Khiêm, khoa tim mạch” của bệnh viện là hoàn toàn giả mạo. Người này chưa bao giờ thực tập tại bệnh viện, và Khoa Tim mạch bệnh viện cũng không có bác sĩ nào như vậy.

Vào thời điểm ngày 22/02/2022, khi thông tin này được lan truyền trên mạng xã hội đã gây ra một cú sốc lớn đối với nhiều người dân Việt Nam, bởi người ta không nghĩ rằng một sự việc khôi hài này lại xảy ra có thật trong cuộc sống.

Giả bác sĩ vào khu điều trị F0, bị phạt thế nào?

Với hành vi giả bác sĩ vào khu điều trị F0, Nguyễn Quốc Khiêm có thể đối mặc với các hình thức xử phạt sau:

Thứ nhất về việc làm giả bằng khen:

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

  • Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
  • Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
  • Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
  • Tiêu hủy trái phép con dấu.

– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Thứ hai: Giả mạo thạc sĩ, bác sĩ:

Theo quy định tại Điều 339 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác như sau:

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giả bác sĩ vào khu điều trị F0, bị phạt thế nào?. Nếu quý khách có nhu cầu biết các thông tin về việc sử dụng hóa đơn điện tử; hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giả mạo con dấu tài liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

– Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức (Điều 267 BLHS). Mức hình phạt thấp nhất là là bị phạt tiền từ 5- 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm và mức cao nhất là đến 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng;

Giả mạo làm bác sĩ gây chết người bị xử phạt tội gì?

Theo quy định với việc giả mạo làm bác sĩ gây chết người có thể sẽ bị xử lý hình sự về tội “Vi phạm quy định về khám chữa bệnh” theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Với hình phạt thấp nhất là bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; và cao nhất là bị phạt từ 7 – 15 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mạo danh bác sĩ nhưng không có hành vi vụ lợi có thể bị xử phạt như thế nào?


Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sau đây:
a) Khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.