Dùng thẻ công vụ đặc biệt giả bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?

08/09/2021
Dùng thẻ công vụ đặc biệt giả bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?
1298
Views

Thẻ công vụ đặc biệt là một loại giấy tờ công vụ đặc biệt. Tuy nhiên hiện nay diễn ra rất nhiều trường hợp làm giả thẻ công vụ đặc biệt này. Hành vi làm giả và dùng thẻ công vụ đặc biệt giả này là một hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thật nghiêm minh. Xung quanh nội dung này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc có liên quan. Đây là vụ việc đang gây xôn xao dư luận gần đây.

Tóm tắt vụ việc:

Vũ Toàn đã có hành vi dùng thẻ công vụ đặc biệt giả để gặp 5 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị cách ly tập trung tại Trạm y tế xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc.

Ban đầu, UBND huyện Xuân Lộc đã ra quyết định buộc toàn bộ nhóm người này thực hiện cách ly y tế tập trung tại Trạm y tế xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc.

Lúc này, Toàn điện thoại cho đội trưởng đội an ninh Công an huyện Xuân Lộc và tự giới thiệu mình là cán bộ Cục A03 (Bộ Công an) xin được vào thăm những người Trung Quốc bị cách ly. 

Làm việc với Công an xã Xuân Hưng, Toàn vẫn tự xưng mình là cán bộ của Cục A03, đồng thời xuất trình một thẻ có số 009, “thẻ công vụ đặc biệt” mang tên Vũ Văn Toàn với chức vụ chuyên viên kinh tế “thực hiện nhiệm vụ của tổ giao để phục vụ công tác chiến lược”.

Vậy hành vi dùng thẻ công vụ đặc biệt giả này sẽ bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Thẻ công vụ đặc biệt là gì?

Thẻ công vụ đặc biệt có thể được hiểu là một loại giấy tờ được cấp và được sử dung cho các hoạt động công vụ đặc biệt của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ; quyền hạn của cán bộ; công chức theo quy định của pháp luật và các quy định khác có liên quan.

Dùng thẻ công vụ đặc biệt giả có thể bị khép vào tội gì?

Đây là hành vi giả mạo vị trí công tác, dùng thẻ công vụ đặc biệt giả; không hợp pháp để thực hiện các ý đồ cá nhân.

Ngoài ra giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác là hành vi của một người không có chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác nhưng đã mạo danh là mình có chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác đó để thể hiện hành vi trái pháp luật. Và hành vi vi phạm này cũng được quy định trong BLHS 2015; về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác.

Như vậy, người có hành vi dùng thẻ công vụ đặc biệt giả có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác.

Cấu thành tội phạm tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Nếu hành vi dùng thẻ công vụ đặc biệt giả có đầy đủ các yếu tố sau thì người vi phạm sẽ bị xử lý hình sự:

Khách thể tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Trật tự quản lý hành chính Nhà nước về chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác trong cơ quan; tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang.

Chức vụ của một người là do bổ nhiệm, do bầu cử; do hợp đồng hoặc do một hình thức khác; có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định; và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ. Ví dụ: Chức vụ chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; bộ trưởng, thứ trưởng các bộ; giám đốc, phó giám đốc các sở,…

Cấp bậc có thể hiểu là trật tự chức vụ trong quân đội, chính quyền, đoàn thể. Trật tự này được quy định tuỳ theo từng ngành, từng cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Trật tự chức vụ trong Viện nghiên cứu là Viện trưởng, Phó Viện trưởng; trưởng phòng, phó trưởng phòng… Trong ngành công an tỉnh là Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng phòng, Phó trưởng phòng, Đội trưởng, Đội phó,…

Vị trí công tác có thể hiểu là công việc gắn với chức danh, chức vụ; cơ cấu và ngạch công chức của một cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị,…

Mặt khách quan tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Người phạm tội có hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác; được thực hiện bằng mọi hành thức (nói, viết, mặc trang phục, phù hiệu…)

Chỉ hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác để thực hiện hành vi trái pháp luật mới cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác chỉ để khoe khoang bắt tội phạm; hay mục đích nào khác không phải để thực hiện hành vi trái pháp luật thì không cấu thành tội phạm.

Tuy nhiên, nếu hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác để thực hiện hành vi phạm tội thì sẽ cấu thành thêm các tội phạm tương ứng đó (như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chẳng hạn). Tội phạm này không cần dấu hiệu hậu quả.

Điều luật này quy định ba hành vi là “giả mạo chức vụ”, “giả mạo cấp bậc”; “giả mạo vị trí công tác”. Chỉ cần người phạm tội thực hiện một trong ba hành vi trên đã đủ cấu thành tội phạm.

Mặt chủ quan tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Là lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ, mục đích không là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

Chủ thể tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi theo luật định.

Hành vi dùng thẻ công vụ đặc biệt giả sẽ bị xử lý như thế nào?

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 339, BLHS 2015, Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác quy định như sau:

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Giải quyết tình huống

Như vậy, trong trường hợp này nếu đối tượng vi phạm có đầy đủ các yếu tố cấu thành trong hành vi dùng thẻ công vụ đặc biệt giả thì sẽ bị xử lý hình sự.

Mức án sẽ được quy định tại điều 339, BLHS 2015. Mức án cao nhất sẽ là bị phạt tù 2 năm.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Cán bộ chốt kiểm soát dịch lạm dụng chức vụ, quyền hạn bị xử lý như thế nào?
Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ bị xử lý thế nào?
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để in SGK giả bị xử lý như thế nào?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Dùng thẻ công vụ đặc biệt giả bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Nếu giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Hành vi trái pháp luật mà người phạm tội thực hiện nếu có đủ dấu hiệu cấu thành một tội phạm độc lập khác thì người phạm tội còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mà họ đã thực hiện. Đối với trường hợp này, ngoài hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác; người phạm tội còn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Như vậy người phạm tội bị truy cứu hình sự về 2 tội: Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phân biệt lạm dụng chức vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Lạm dụng chức vụ, quyền hạn là sử dụng vượt quá quyền hạn, chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc tuy không được giao, không được phân công nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó nhưng vẫn thực hiện.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái, không làm hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.

Chống người thi hành công vụ phải chịu hình phạt gì ?

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì nhẹ nhất là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận