Xin chào Luât sư 247, 03 tháng trước tôi có cho một người quen vay 500 triệu đồng. Tuy nhiên, anh ta bảo không có tiền để chi trả số nợ đã vay và từ chối trả nợ. Tôi muốn khởi kiện anh ta thì phải làm thế nào? Viết đơn ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, hiện nay số vụ tranh chấp dân sự xảy ra rất thường xuyên và khởi kiện là một trong những lựa chọn được sử dụng khi không thể hòa tự hòa giải giữa các bên nhầm bảo vệ những quyền và lợi ích trong các sự việc như ly hôn, tranh chấp về lao động, tranh chấp đất đai, những yêu cầu trong kinh doanh thương mại… thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Vậy cách viết đơn khởi kiện như thế nào? Download mẫu đơn khởi kiện dân sự mới 2022? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Đơn khởi kiện dân sự
Trong tố tụng dân sự, đơn khởi kiện là một cách thức để đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình. Pháp luật yêu cầu đơn khởi kiện phải chứa đựng những thông tin cần thiết như. ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện; tên Tòa án nhận đơn khởi kiện; tên, địa chỉ của người khởi kiện; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có; tên, địa chỉ của người bị kiện; tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có; tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp; các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án; người khởi kiện là cá nhân phải kí tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải kí tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.
Chủ thể có quyền khởi kiện vụ án dân sự
- Căn cứ pháp lý về khởi kiện vụ án dân sự: Bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2015
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Theo đó, chủ thể ở đây được hiểu là các chủ thể được phép tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự (Gọi là người khởi kiện), bao gồm hai loại là cá nhân và cơ quan tổ chức. Người khởi kiện phải đáp ứng được đầy đủ hai yêu cầu:
+ Có quyền khởi kiện
+ Và có năng lực hành vi tố tụng dân sự, cụ thể:* Người khởi kiện vụ án dân sự là cá nhân cần có:– Có Năng lực hàng vi tố tụng dân sự
+ Trong trường hợp cá nhân tự mình khởi kiện để bảo vệ lợi ích của chính mình, nói cách khác cá nhân khởi kiện là nguyên đơn thì phải đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Trong trường hợp cá nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự nhưng không muốn tự mình khởi kiện có thể làm giấy ủy quyền cho một người khác có năng lực hành vi thay mình khởi kiện (trừ việc ly hôn).
+ Trong trường hợp cá nhân không thể tự mình khởi kiện vì không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì việc khởi kiện phải thông qua người đại diện theo pháp luật.
- Có Quyền khởi kiện:Cá nhân khởi kiện được xem là có quyền khởi kiện khi họ là người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, tranh chấp. Trên thực tế, để tránh trường hợp các cá nhân khởi kiện một cách bừa bãi trong khi bản than vốn không hề bị xâm hại về quyền, lợi ích hợp pháp mà chỉ muốn khởi kiện để hạ thấp uy tín, danh dự của những chủ thể khác hoặc cá nhân cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại nhưng trên thực tế không phải như vậy, nói cách khác, để chứng minh được quyền khởi kiện của mình, người khởi kiện phải nộp kèm theo đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ ban đầu (Điều 165).
- Người khởi kiện vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức:
- Cần có Năng lực hành vi tố tụng dân sự:
+ Đối với cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân, việc khởi kiện được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (thường là người đứng đầu pháp nhân: Đối với pháp nhân công, người đứng đầu pháp nhân được quy định trong quyết định thành lập, đối với pháp nhân là doanh nghiệp, người đại diện được quy định theo điều lệ) hoặc người được người đại diện theo pháp luật của pháp nhân ủy quyền (thông qua giấy ủy quyền).
+ Đối với cơ quan, tổ chức không có tư cách pháp nhân, chỉ được xem là đáp ứng yêu cầu chủ thể trong những trường hợp nhất định, tùy từng văn bảnMột tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Được thành lập hợp pháp;– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó– Nhân danh chính mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Có Quyền khởi kiện:
+ Trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì phải chứng minh quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm, tranh chấp.
+ Trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Được xem là có quyền khỏi kiện khi cơ quan, tổ chức chứng minh được việc khởi kiện thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Mặt khác, chứng minh được quyền, lợi ích hợp pháp của những chủ thể nêu trên bị xâm phạm. Tương tự như với ban đầu chứng minh năng lực chủ thể khởi kiện, lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng… đã bị xâm phạm.
Nộp đơn khởi kiện ở đâu?
Khởi kiện thông thường sẽ là những vấn đề liên quan đến pháp luật dân sự. Và theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đơn khởi kiện sẽ được nộp đến Tòa án có thẩm quyền. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ án vè hôn nhân gia đình, tranh chấp kinh doanh thương mại, đất đai, lao động…
Đơn khởi kiện sẽ chỉ được chấp thuận nếu có căn cứ đúng với quy định của pháp luật, mẫu đơn phù hợp và gửi đến Tòa án có thẩm quyền.
Để xác định về thẩm quyền của Tòa án, quý vị có thể tham khảo tại Mục 2, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Cách nộp đơn khởi kiện
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về các cách thức nộp mẫu đơn khởi kiện đến Tòa án như sau:
1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Như vậy, bạn có thể nộp đơn khởi kiện theo các phương thức trên tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.
Mẫu đơn khởi kiện dân sự
Khi các tranh chấp về đất đai, nhà cửa, về giao dịch, ly hôn… đều là những thủ tục cần phải được giải quyết tại Tòa án. Và để được cơ quan này tiếp nhận, thụ lý và giải quyết người có yêu cầu cần phải nộp đơn khởi kiện và gửi đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện có thể được viết bằng tay hoặc đánh máy tùy theo điều kiện của mỗi người nhưng cũng cần phải tuân theo một khuôn mẫu nhất định và những nội dung cần phải có. Kính mời Quý vị tham khảo những nội dung tiếp sau đây để hình dung rõ hơn về đơn khởi kiện.
Mẫu số 23-ds đơn khởi kiện
Mẫu đơn khởi kiện chia tài sản thừa kế
Mẫu đơn khởi kiện vụ án hành chính
Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Mẫu đơn khởi kiện ly hôn
Có thể bạn quan tâm
- Các hình thức lừa đảo tiền điện tử hiện nay?
- Sự khác nhau cơ bản kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ là gì?
- Làm lại hộ chiếu bị mất ở nước ngoài theo quy định 2022
- Đơn trình báo mất hộ chiếu ở nước ngoài theo quy định 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Download mẫu đơn khởi kiện dân sự mới 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty cổ phần; thành lập công ty liên doanh; tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp; hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; thành lập công ty Hà Nội…. của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc các kênh sau:
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 186, Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì việc khởi kiện, nộp đơn khởi kiện sẽ được thực hiện khi cá nhân, tổ chức nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có thể tự mình hoặc thông qua người khác để tiến hành khởi kiện
Căn cứ pháp lý: Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015; Nghị quyết 04/2016/NQ- HĐTP Hướng dẫn chi tiết một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
– Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện
Sau khi nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo bằng phương tiện điện tử, Tòa án phải in ra bản giấy, ghi vào sổ nhận đơn và xử lý đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật tố tụng. Tòa án gửi thông báo đã nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho người khởi kiện từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người khởi kiện. Nội dung thông báo theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính và hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Kết quả xử lý đơn khởi kiện được Tòa án gửi từ Cổng thông tin điện tử của Tòa án đến địa chỉ thư điện tử đã đăng ký của người khởi kiện.
Trong tố tụng hình sự, đơn khởi kiện được dùng với nghĩa là yêu cầu của người bị hại về việc khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ lợi ích của mình bị tội phạm xâm hại,
Trong tố tụng dân sự, đơn khởi kiện là một cách thức để đương sự yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình.