Đóng tiền bảo hiểm có lấy lại được không?

24/08/2023
Đóng tiền bảo hiểm có lấy lại được không?
300
Views

Việc lấy lại tiền bảo hiểm phụ thuộc vào loại hợp đồng bảo hiểm và các điều khoản quy định của công ty bảo hiểm. Hiện nay có một số loại bảo hiểm thường gặp như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe,… Trước khi đóng tiền bảo hiểm, quan trọng để đọc kỹ điều khoản và điều kiện hợp đồng để hiểu rõ về việc lấy lại tiền. Vậy đóng tiền bảo hiểm có lấy lại được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm về thủ tục lấy lại tiền bảo hiểm nhé!

Căn cứ pháp lý

  • Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017

Đóng tiền bảo hiểm có lấy lại được không? Việc hoàn trả bảo hiểm xã hội và trình tự hoàn trả thực hiện như thế nào?

Việc hoàn trả bảo hiểm xã hội thường được thực hiện theo các quy định và quy trình của cơ quan bảo hiểm xã hội. Để biết được trình tự hoàn trả và việc hoàn trả bảo hiểm xã hội như thế nào thì chúng ta có thể tìm hiểu trên các trang web của doanh nghiệp bảo hiểm hay của cơ quan bảo hiểm hoặc các quy định pháp luật.

Căn cứ theo điểm 2.5 khoản 2 Điều 2 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định về việc hoàn trả bảo hiểm xã hội như sau:

“2.5. Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.”

Tại khoản 1 Điều 3 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 về phân cấp quản lý trong đó cơ chế thu bảo hiểm xã hội của cấp huyện được quy định như sau:

“Điều 3. Phân cấp quản lý

1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN

1.1. BHXH huyện

a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.

b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH huyện trực tiếp thu.

c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện.

đ) Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý theo phân cấp của BHXH tỉnh.

1.2. BHXH tỉnh

a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của các đơn vị chưa phân cấp cho BHXH huyện.

b) Giải quyết các trường hợp truy thu, hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với đơn vị, người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN do BHXH tỉnh trực tiếp thu.

c) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện của ngân sách nhà nước.

d) Thu tiền đóng BHYT của đối tượng do ngân sách nhà nước đóng; ghi thu tiền đóng BHYT của đối tượng do quỹ BHXH, quỹ BHTN đảm bảo, ngân sách trung ương hỗ trợ học sinh, sinh viên đang theo học tại cơ sở giáo dục do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý.

1.3. BHXH Việt Nam

a) Thu tiền của ngân sách trung ương đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT, tiền hỗ trợ quỹ BHTN.

b) Thu tiền của ngân sách trung ương đóng BHXH cho người có thời gian công tác trước năm 1995.

Về cơ chế, trình tự hoàn trả được quy định tại điểm 3.3 khoản 3 Điều 43 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:

3.3. Trình tự hoàn trả

a) Hồ sơ đề nghị hoàn trả

– Trường hợp quy định tại Tiết a Điểm 2.1 Khoản này: đơn vị lập hồ sơ theo quy định tại Điều 23.

– Trường hợp quy định tại Tiết b, Tiết e Điểm 2.1 Khoản này: cá nhân lập hồ sơ theo quy định tại Điều 26. Đối với trường hợp hoàn trả tiền đóng BHYT cho nhiều người trong cùng đối tượng, UBND xã, đại lý thu/nhà trường lập danh sách đề nghị hoàn trả theo Mẫu D03-TS gửi cơ quan BHXH.

– Các trường hợp còn lại: đơn vị hoặc ngân hàng, kho bạc có văn bản đề nghị.

b) Phòng/tổ quản lý thu phối hợp với Phòng/Tổ KH-TC xác định nguyên nhân, số tiền đã đóng thừa, số tiền chuyển nhầm, hạch toán nhầm vào tài khoản chuyên thu trình Giám đốc BHXH.

c) Giám đốc BHXH ra quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS), gửi 01 bản cho Phòng/Tổ KH-TC lưu và làm thủ tục chuyển tiền, gửi Phòng/tổ quản lý thu 01 bản. Trường hợp ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước hạch toán nhầm thì gửi 01 bản cho ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước đó để kiểm soát.

Như vậy, nếu đóng dư thừa tiền bảo hiểm xã hội thì sẽ được hoàn trả lại số tiền thừa theo quy định trên.

Đóng tiền bảo hiểm có lấy lại được không?
Đóng tiền bảo hiểm có lấy lại được không?

Hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền đã đóng đối với người tham gia bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định như thế nào?

Quy trình và quy định về hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền đã đóng cụ thể sẽ được quy định trong luật bảo hiểm xã hội. Để biết thông tin chi tiết và chính xác, người tham gia bảo hiểm xã hội nên liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để biết rõ hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền đã đóng bảo hiểm. Dưới đây là quy định pháp luật về hồ sơ đề nghị hoàn trả tiền đã đóng bảo hiểm xã hội.

Thực hiện theo Điều 26 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:

“Điều 26. Hoàn trả tiền đã đóng đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có từ 2 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau, người tham gia BHYT theo hộ gia đình, người tham gia BHYT được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng.

1. Thành phần hồ sơ

1.1. Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Sổ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.

1.3. Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết.

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”

Mặt khác, theo quy định pháp luật hiện hành thì hiện chưa có quy định nào đề cập đến việc số tiền thừa khi đóng bảo hiểm xã hội sẽ được bù trừ cho bất kỳ trường hợp nào, vì vậy sẽ không được bù trừ.

Trường hợp nào thì bị truy thu bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Truy thu bảo hiểm là quá trình mà cơ quan bảo hiểm xã hội yêu cầu người tham gia bảo hiểm hoặc doanh nghiệp nộp lại số tiền bảo hiểm đã được hưởng sai hoặc không đúng quy định. Truy thu bảo hiểm có thể xảy ra trong nhiều trường hợp. Những trường hợp này được pháp luật quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về bảo hiểm.

Khoản 1 Điều 38 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định về các trường hợp truy thu BHXH bắt buộc như sau:

“1. Các trường hợp truy thu

1.1. Truy thu do trốn đóng: Trường hợp đơn vị trốn đóng, đóng không đủ số người thuộc diện bắt buộc tham gia, đóng không đủ số tiền phải đóng theo quy định, chiếm dụng tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (sau đây gọi là trốn đóng) do cơ quan BHXH kết luận thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN, cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền kết luận từ ngày 01/01/2016 thì ngoài việc truy thu số tiền phải đóng theo quy định, còn phải truy thu số tiền lãi tính trên số tiền, thời gian trốn đóng và mức lãi suất chậm đóng như sau:

a) Toàn bộ thời gian trốn đóng trước ngày 01/01/2016, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với năm 2016;

b) Đối với thời gian trốn đóng từ ngày 01/01/2016 trở đi, được tính theo mức lãi suất chậm đóng áp dụng đối với từng năm áp dụng tại thời điểm phát hiện trốn đóng.

1.2. Truy thu đối với người lao động sau khi chấm dứt HĐLĐ về nước truy đóng BHXH cho thời gian đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ chưa đóng: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

1.3. Truy thu do điều chỉnh tăng tiền lương đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động: trường hợp sau 06 tháng kể từ ngày người có thẩm ký quyết định hoặc HĐLĐ (phụ lục HĐLĐ) nâng bậc lương, nâng ngạch lương, điều chỉnh tăng tiền lương, phụ cấp tháng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động mới thực hiện truy đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì số tiền truy thu BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN được tính bao gồm: số tiền phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.

1.4. Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.”

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư 247, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Đóng tiền bảo hiểm có lấy lại được không? Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo đơn xin hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Đóng trùng BHYT được nhận lại tiền không?

Tham gia bảo hiểm y tế người lao động có rất nhiều lợi ích khi đi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, lợi ích luôn đi kèm trách nhiệm. Mỗi người tham gia BHYT đều phải thực hiện nghĩa vụ đóng đủ chi phí BHYT. Đã có nhiều người lao động đóng trùng BHYT do các nguyên nhân khác nhau.
Vậy, đóng trùng BHYT có được nhận lại tiền không? Đóng trùng BHYT người lao động có thể yên tâm vì sẽ được nhận lại tiền đóng trùng, đóng thừa theo quy định.
Cụ thể, căn cứ theo Khoản 2.5, Điều 2 của Quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 quy định như sau: 
“Hoàn trả: là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định không phải tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hoặc đóng thừa khi ngừng giao dịch với cơ quan BHXH; đóng trùng cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH.”
Mặt khác, tại Điều 20, Quy trình thu ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH cũng quy định. Người tham gia BHYT nếu thuộc các đối tượng được ngân sách Nhà nước hỗ trợ hoặc tham gia theo BHYT hộ gia đình sẽ được hoàn trả tiền đóng BHYT nếu:
– Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó.
– Được ngân sách Nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT.
– Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.
Số tiền hoàn trả theo quy định được tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ. Thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ được tính từ thời điểm sau đây:
– Từ thời điểm thẻ BHYT được cấp theo nhóm mới bắt đầu có giá trị sử dụng đối với đối tượng tại Điểm 1.1, Khoản 1, Điều này.
– Từ thời điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực đối với đối tượng tại Điểm 1.2, Khoản 1, Điều này.
– Từ thời điểm thẻ có giá trị sử dụng. đối với đối tượng tại Điểm 1.3 Khoản 1, Điều này.

Thủ tục nhận lại tiền như thế nào?

Khi đóng trùng BHYT để nhận lại tiền đóng trùng người lao động cần thực hiện các thủ tục nhận lại tiền BHYT đóng trùng như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ 
Người đóng trùng BHYT liên hệ với cơ quan BHXH nơi đăng ký tham gia BHYT hoặc đơn vị nơi mình đóng BHYT để được hỗ trợ.
Người tham gia BHYT hoặc đơn vị tham gia BHYT cho người lao động cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (Mẫu TK1-TS).
Mẫu D02-TS (Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN) (nếu có).
Tất cả sổ BHXH của người lao động có thời gian đóng BHXH trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.
Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết.
Người lao động nộp hồ sơ đến cơ quan BHXH nơi người lao động tham gia BHXH.
Bước 2: Chờ giải quyết
Sau khi nộp hồ sơ xong người lao động hoặc đơn vị chờ giải quyết. Cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hồ sơ cho người lao động và gửi thông báo đến người lao động. 
Trong trường hợp hồ sơ không được giải quyết cần gửi thông báo đến người lao động và nêu rõ lý do.
Bước 3: Nhận tiền đóng trùng BHYT
Người lao động nhận tiền đóng trùng BHYT theo lịch hẹn trực tiếp tại cơ quan BHXH. Hoặc nhận qua tài khoản cá nhân, qua đường bưu điện hoặc qua đơn vị nơi người lao động đang tham gia BHXH.

Những lưu ý khi rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn là gì?

Trên thực tế, việc rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước thời hạn được coi là phương án “bất đắc dĩ”, bởi nó khiến cả người mua lẫn người bán chịu thiệt hại, đặc biệt là người mua. Do đó, để đảm bảo được quyền lợi của bản thân khi rút tiền, khách hàng cần chú ý một số điều như sau:
– Chờ tối thiểu 2 năm kể từ ngày ký hợp đồng bảo hiểm: Gần như tất cả các loại bảo hiểm đều sẽ chỉ cho khách hàng rút trước hạn khi hợp đồng bắt đầu bước sang năm thứ 3 trở đi. Do đó, khách hàng cần chờ tới hết 2 năm đầu tiên hoặc từ 4 – 6 – 8 năm,… (theo các mốc trong hợp đồng) để có thể rút được số tiền lớn nhất và chịu ít khoản phí nhất có thể.
– Không nên thanh lý hợp đồng ngay: Khi chọn thanh lý hợp đồng, khách hàng sẽ mất ngay những quyền lợi đi kèm trong thời gian chờ xử lý hợp đồng, thời gian chờ này có thể kéo dài. Do đó khách hàng nên chọn rút tiền bảo hiểm nhân thọ trước hạn theo phương án rút từ giá trị tài khoản hợp đồng hoặc tạm ứng từ tài khoản hợp đồng/giá trị hoàn lại. Khi rút tiền theo phương thức này, một số quyền lợi bảo hiểm cơ bản của khách hàng vẫn được đảm bảo.
– Luôn yêu cầu văn bản chứng thực: Khi làm việc với nhà môi giới bảo hiểm và công ty bảo hiểm nên yêu cầu email, chứng từ, hợp đồng,… rõ ràng, đầy đủ và minh bạch để đảm bảo quyền lợi, hạn chế rủi ro về mặt pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.