Đơn xin bốc mộ và di chuyển hài cốt mới năm 2022

20/08/2022
Đơn xin bốc mộ và di chuyển hài cốt mới năm 2022
1222
Views

Trên thực tế, khi các cá nhân muốn di chuyển phần mộ hay hài cốt của người thân từ nơi này đến nơi khác theo quy hoạch, khuôn viên đã được định sẵn có thể gửi đơn xin di chuyển phần mộ đến ban quản lý nghĩa trang, Ủy ban nhân dân. Mời bạn xem trước và tải xuống đơn xin bốc mộ và di chuyển hài cốt tại bài viết dưới đây của Luật sư 247.

Căn cứ pháp lý

Đơn xin di chuyển mộ là gì?

Đơn xin di chuyển mộ là văn bản thể hiện quan điểm của gia đình người quá cố về việc mong muốn được đưa phần hài cốt, tro cốt của người thân về một địa chỉ khác theo sự sắp xếp cụ thể, mà căn cứ theo nhận thức của người lập văn bản là tốt hơn, thuận tiện hơn vị trí hiện tại. Đơn không thể có chữ ký và ý kiến của một người, đôi khi còn cần ý kiến của toàn bộ những người thân trong gia đình nếu việc di chuyển là khỏi những nơi tập trung theo quy định của nhà nước.

Tại sao phải di chuyển mộ?

Động mộ là một trong những hành động về tâm linh hay văn hóa đều bị coi là có phần không tốt, sẽ đem lại nhiều điềm gở cho con cháu. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do để dẫn tới nhu cầu di chuyển mộ là bắt buộc, điển hình có một lý do chung nhất là vị trí hiện tại không thể tiếp tục duy trì được nữa do địa lý, quy hoạch hay cần nâng cấp do bị xuống cấp trầm trọng hoặc nằm quá xa so với những mộ khác của gia đình.

Cần lưu ý gì khi thực hiện di dời mồ mả?

Giá di chuyển mồ mả

Điều đầu tiên cần quan tâm đó chính là chi phí, mức giá phải bỏ ra để thực hiện việc do dời mộ. Hiện nay, không có văn bản rõ ràng về vấn đề này, chi phí phụ thuộc vào thỏa thuận các bên dựa trên khối lượng công việc phải thực hiện. thông thường thấp nhất là 10.000.000 đồng.

Chọn ngày giờ, vị trí phù hợp

Việc di chuyển mồ mả là một việc vô cùng hệ trọng trong văn hóa xã hội, vì vậy để tiến hành một cách chu đáo, người dân cần có sự chuẩn bị kỹ càng cùng sự tư vấn của những người có kiến thức, hiểu biết nhất định về địa lý, tôn giáo.

Đơn xin bốc mộ và di chuyển hài cốt
Đơn xin bốc mộ và di chuyển hài cốt

Yêu cầu bồi thường và nhận bồi thường nếu có

Khi việc di chuyển mồ mả là theo yêu cầu của cơ quan nhà nước hay nhằm mục đích giải phóng mặt bằng, người dân sẽ được bồi thường theo quy định tại Nghị định 47/2014/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 06/2020/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Pháp luật quy định về Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa như thế nào?

– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải là khu đất và được quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, phải xa khu dân cư, và thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất một cách tối đa nhất. 

– Cơ quan có thẩm quyền quy định mức đất là chế độ quản lý: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.

– Các hành vi bị nghiêm cấm : nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh (Điều 8 Nghị định 47/2014/NĐ- CP)

– Pháp luật quy định về việc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa của tổ chức kinh tế quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Luật Đất đai  được thực hiện như sau: 

Trường hợp 1: trường hợp nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích đất mà phần còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa thì chủ dự án thì Nhà nước bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng nếu dự án đã có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng và sau đó được bồi thường bằng tiền nếu dự án đang trong thời gian xây dựng kết cấu hạ tầng và chưa có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng đó theo quy định của pháp luật. 

Trường hợp 2: trường hợp nhà nước thu hồi một phần diện tích đất mà phần còn lại đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa thì chủ dự án được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất thu hồi theo quy định. 

Nếu trong trường hợp trên diện tích đất thu hồi đã có mồ mả thì bố trí di dời mồ mả đó vào khu vực đất còn lại của dự án. Còn đối với trường hợp khu vực đất còn lại của dự án đã chuyển nhượng hết thì chủ dự án được Nhà nước bồi thường bằng giao đất mới tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa phục vụ việc di dời mồ mả tại khu vực có đất thu hồi theo quy định của pháp luật. 

Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định về việc giao đất tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại Điều 8 Nghị định 47/2014/NĐ- CP thì việc giao đất đó phải  phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan, nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Xem trước và tải xuống Đơn xin bốc mộ và di chuyển hài cốt.

Hướng dẫn soạn thảo

(1): Điền tên nơi tiếp nhận đơn

(2): Điền tên, năm sinh của người làm đơn

(3): Điền số chứng minh nhân dân của người làm đơn

(4): Điền hộ khẩu thường trú của người làm đơn

(5): Điền địa chỉ đang sinh sống của người làm đơn

(6): Điền tên của người được chôn cất

(7): Điền nội dung trình bày

Xâm phạm mồ mả bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?

Truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 319 Bộ luật hình sự. Tội xâm phạm mồ mả, hài cốt, thi thể có các khung hình phạt sau:

Khung 1

Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;

c) Vì động cơ đê hèn;

d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt.

Xử lý xâm phạm mồ mả bằng biện pháp dân sự.

Bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm hình sự; thì người có hành vi xâm phạm mồ mả sẽ phải bồi thường về dân sự; cho gia đình người bị xâm phạm về chi phí khắc phục thiệt hại; thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm gồm những khoản như: chi phí mua vật liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra… theo quy định tại Điều 607 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 607. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả:

Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại.

Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Đơn xin bốc mộ và di chuyển hài cốt mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục trích lục khai tử online, giải đáp thắc mắc ly hôn đơn phương nhanh mất bao nhiêu tiền, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt cao nhất của tôi xâm phạm mồ mả, thi thể là gì?

Căn cứ Điều 319 Bộ Luật hình sự 2015 hình phạt nặng nhất người phạm tội có thể chịu là 7 năm tù. Khi có hành vi xâm phạm mồ mả, thi thể quy định tại Khoản 2 Điều 319

Đơn xin di chuyển mộ được gửi tới đâu – Thẩm quyền xử lý đơn là cơ quan nào?

Việc gửi Đơn tới đâu phụ thuộc vào vị trí của mộ và đơn vị có chức năng đang trực tiếp quản lý địa giới hành chính, khu vực mộ. Dựa theo một số quy định hiện hành, chia thẩm quyền xử lý thành những trường hợp như sau:
Mộ tự do: Thẩm quyền thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn nơi đó;
Mộ trong nghĩa trang thông thường: Thẩm quyền thuộc về Ban quản lý nghĩa trang;
Mộ trong nghĩa trang liệt sĩ: Thẩm quyền là Phòng Lao động thương binh và xã hội phối hợp cùng Ban quản lý nghĩa trang liệt sĩ;

Nộp đơn xin di chuyển mộ có mất phí không?

KHÔNG. Không có quy định cụ thể nào về trường hợp này, các chi phí có thể phát sinh chỉ là chi phí khảo sát, chi phí di dời của đơn vị quản lý mộ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.