Đối tượng tinh giản biên chế năm 2022 theo quy định?

13/11/2021
Đối tượng tinh giản biên chế năm 2022 theo quy định?
751
Views

Mục đích của mọi cuộc tinh giản biên chế là nhằm tạo ra được bộ máy công quyền hoạt dộng hiệu quả; trên cơ sở cơ cấu tổ chức tinh gọn với số lượng nhân sự phù hợp; được vận hành một cách khoa học; để thực hiện tốt nhất chức năng; nhiệm vụ đã được xác định. Như vậy; mục đích của tinh giản biên chế không chỉ đơn thuần là giảm cơ học số lượng nhân sự (thay đổi về lượng). Mà hơn thế nữa; đây là cách thức để các cơ quan nhà nước tinh lọc lại nhân sự (thay đổi về chất); nhằm làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước có hiệu quả hơn; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Vậy những ai sẽ thuộc đối tượng tinh giản biên chế năm 2022 theo quy định?

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiều về Đối tượng tinh giản biên chế năm 2022 theo quy định?

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tinh giản biên chế

Biên chế là gì?

Biên chế là số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; do đơn vị quyết định hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn của Nhà nước; được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Tinh giản biên chế là gì?

“Tinh giản biên chế” được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.

Đối tượng tinh giản biên chế 2022

Đối tượng tinh giản biên chế do dôi dư

Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy; nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng; Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy; nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ; tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ; tài chính; tổ chức bộ máy và nhân sự.

Cán bộ, công chức, viên chức dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác.

Đối tượng tinh giản biên chế dựa trên trình độ, chuyên môn đào tạo

Cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn; nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm; nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn; nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác; cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan; đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Cán bộ, công chức, viên chức có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm; nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao; nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác; cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan; đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Đối tượng tinh giản biên chế dựa trên mức hoàn thành nhiệm vụ

Cán bộ, công chức, viên chức có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại; đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ; nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế; cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Cán bộ; công chức; viên chức có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế; viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ; nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế; cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan; đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Đối tượng tinh giản biên chế dựa trên số ngày làm việc

Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế; mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa; do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội; có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau; theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tương tự như trên; cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan; đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Đối tượng tinh giản biên chế theo chế độ hợp đồng

Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn; trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; chưa được giao quyền tự chủ dôi dư do sắp xếp lại tổ chức; theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy; nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ; tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ; tài chính; tổ chức bộ máy và nhân sự.

Viên chức; người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn; tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ; tài chính; tổ chức bộ máy; nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức; theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy; nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ; tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ; tài chính; tổ chức bộ máy và nhân sự.

Đối tượng tinh giản biên chế là lãnh đạo

Chủ tịch công ty; thành viên Hội đồng thành viên; Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc; Kế toán trưởng; kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; do Nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư do thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại theo quy định của Nghị định 118/2014/NĐ-CP.

Đối tượng tinh giản biên chế khác

Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó.

Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; đối tượng tinh giản biên chế đã được quy định cụ thể tại Nghị định 108/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP). Theo đó các đối tượng có thể là cán bộ; công chức; viên chức do dôi dư; do chưa đạt trình độ đào tạo;… các đối tượng là chủ tịch công ty, giám đốc,… dôi dư hay các đối tượng là người làm việc theo hợp đồng lao động dôi dư;…

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Đối tượng tinh giản biên chế năm 2022 theo quy định?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Đang nghỉ thai sản có bị tinh giảm biên chế không?

Theo khoản 2, Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ-CP quy định trường hợp chưa xét tinh giảm biên chế: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Công chức tự nguyện nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Căn cứ Điều 59 Luật cán bộ , công chức 2008 quy định khi công chức được hưởng chế độ thôi việc khi có nguyện vòng nghỉ việc được người có thẩm quyền đồng ý.

Quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội là như thế nào?

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận