Năm 2023 khi đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?

12/01/2023
Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?
433
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi biết rằng khi tham gia điều khiển, cầm lái các phương tiện giao thông thì cần có những kiến thức hay kỹ năng nhất định để bảo vệ sự an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Tuy nhiên hiện nay tôi thấy dọc các đoạn đường bán rất nhiều mũ bảo hiểm lưỡi chai, với giá thành rẻ, mẫu mã đẹp và mà sắc độc đáo nên cũng có ý định mua để sử dụng. Tuy nhiên tôi có thắc mắc rằng việc đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không, vì tôi cảm thấy mũ không được an toàn. Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại thông tin hữu ích đến độc giả.

Căn cứ pháp lý

Mũ bảo hiểm là gì?

Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa…..Mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết…) hay các loại mũ bảo hộ lao động (xây dựng, khai mỏ…).

Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS, HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng sợi carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn. Sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào, thậm chí bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của nhiều người và những nhà khoa học trong thập niên 1990. Đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này.

Các loại mũ bảo hiểm bị cấm hiện nay

Đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, mũ bảo hiểm có chức năng bảo vệ vùng đầu và gần như là dụng cụ bảo vệ duy nhất đối với cơ thể khi xảy ra tai nạn. Các loại mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng, mũ bảo hiểm giả chắc chắn sẽ không đủ khả năng bảo vệ đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, thậm chí gây chấn thương nặng hơn. Bởi vậy việc chuẩn bị cho mình những chiếc mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.

Theo Điều 1 Thông tư 02/2014/TT-BKHCN Về việc sửa đổi Điều 2 Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ngày 28 tháng 04 năm 2008 Về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” như sau:

“Điều 1. Sửa đổi Điều 2 Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện ‘Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy’ như sau:

Điều 2. Mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy, xe gắn máy, xe đạp máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự xe mô tô, xe máy, xe gắn máy (sau đây gọi tắt là mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe máy) sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ”.

Như vậy, theo quy định trên ta thấy những loại mũ bảo hiểm không có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thì bị cấm, không được đưa vào lưu thông trên thị trường.

Khi nào không cần đội mũ bảo hiểm khi lái xe?

Khoản 2 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách. Cùng với đó, căn cứ vào các mức phạt tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định những người sau đây tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm:

– Người điều khiển mô tô, xe gắn máy;

– Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện;

– Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện và các loại xe tương tự.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp tham gia giao thông bằng các loại xe kể trên đề phải đội mũ bảo hiểm. Điểm k khoản 2 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định này đã ghi nhận 03 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:

Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;

Trẻ em dưới 06 tuổi;

Người bị áp giải do có hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, có thể thấy, người điều khiển xe (người ngồi trước) trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Trong khi đó, người ngồi sau có thể không cần đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 03 trường hợp trên.

Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?

Các văn bản pháp luật hiện nay không có khái niệm mũ bảo hiểm thời trang hay mũ bảo hiểm lưỡi trai. Tuy nhiên, thông thường, chúng ta có thể hiểu đó là mũ dạng lưỡi trai với đặc điểm lớp vỏ nhựa mỏng, không có lớp xốp bảo vệ phần đầu của người sử dụng. Loại mũ này với đặc điểm giá thành rẻ, được bày bán tràn lan trên vỉa hè, cửa hàng nên được nhiều người mua, sử dụng.

Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?
Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?

Từ ngày 1.1.2022, theo quy định mới tại Điểm b, Khoản 4, Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung thêm hành vi bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng, cụ thể bổ sung Điểm n, o vào sau Điểm m, Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Nội dung Điểm n, o sau khi bổ sung tại Khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, như sau:

n) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

o) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.

Đồng thời, Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ cũng bãi bỏ Điểm i, k tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Như vậy theo quy định trên, chỉ xử phạt người điều khiển xe máy, người ngồi sau xe máy (khi tham gia giao thông) không đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy hoặc có đội nhưng không cài quai. Những trường hợp có đội mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy và có cài quai (dù là mũ bảo hiểm thời trang, mũ bảo hiểm lưỡi trai hoặc các loại mũ bảo hiểm dành cho mô tô, xe máy kém chất lượng khác) không bị xử phạt.

Các loại mũ bảo hiểm khi đội mà vẫn bị xử phạt là các loại mũ không dành cho người đi mô tô, xe máy như: mũ bảo hộ lao động, mũ bảo hộ trong thể dục thể thao…

Dù không bị xử phạt, nhưng việc đội mũ bảo hiểm kém chất lượng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho bản thân rất lớn khi xảy ra va chạm. Vì thế, bạn nên mua các loại mũ bảo hiểm đúng chuẩn để đội cho an toàn.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Đội mũ bảo hiểm lưỡi trai có bị phạt không?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Đổi tên đệm Tp Hồ Chí Minh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Câu hỏi thường gặp:

Mức phạt khi chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm là bao nhiêu?

Căn cứ theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì mức phạt chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm cũng phạt từ 400 đến 600 nghìn đồng.
Đồng thời, theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi Khoản 6 Điều 11 của Nghị định 100/2019 thì người đi quá giang (người được chở) cũng bị phạt tiền từ 400 nghìn đồng đến 600 nghìn đồng vễ lỗi người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”.

Cài quay mũ bảo hiểm như thế nào là đúng cách?

Khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, cách cài quai đúng quy định được thực hiện như sau:
– Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
– Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.

Trẻ em 4 tuổi có phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không?

Điểm k Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định; xử phạt đối với hành vi:
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Theo đó trẻ em dưới 6 tuổi khi tham gia giao thông không bắt buộc đội mũ bảo hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.