Doanh nghiệp thẩm định giá là gì theo quy định của pháp luật

30/10/2021
doanh nghiệp thẩm định giá là gì
568
Views

Hiện nay, tình hình dịch bệnh phức tạp khiến cho việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân, trích lục khai sinh… trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã đi đến bờ vực phá sản. Khi đó, họ sẽ cần một doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá trị của công ty họ. Vậy doanh nghiệp thẩm định giá là gì và họ hoạt động như thế nào? Luật sư 247 có nhận được câu hỏi như sau:

Chào Luật sư, tôi có một thắc mắc như sau. Tôi được biết là dạo này các doanh nghiệp đang gặp khó khăn và đang chuẩn bị phá sản. Khi đó, họ sẽ có nhu cầu tìm một doanh nghiệp thẩm định giá uy tín để xác định giá trị công ty của mình. Tôi muốn tìm hiểu về loại doanh nghiệp này nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Mong luật sư giải đáp giùm.

Thẩm định giá là gì?

Theo quy định tại Luật Giá 2012, thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.

Có thể thấy, thẩm định giá là việc xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự theo giá thị trường tại thời điểm tiến hành thẩm định. Việc thẩm định có thể nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, như giám định mức độ thiệt hại để tiến hành bồi thường; giám định giá tài sản để phục vụ cho công tác điều tra…

Như vậy, doanh nghiệp thẩm định giá là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp. Pháp luật cũng quy định điều kiện để được kinh doanh dịch vụ thẩm định giá thì doanh nghiệp phải được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

Mời bạn đọc xem thêm:

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá

Quyền của doanh nghiệp thẩm định giá

Doanh nghiệp thẩm định giá có những quyền lợi sau đây:

  • Cung cấp dịch vụ thẩm định giá;
  • Nhận thù lao dịch vụ thẩm định giá theo giá thỏa thuận với khách hàng đã ghi trong hợp đồng;
  • Thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;
  • Đặt cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm định giá ở nước ngoài;
  • Tham gia tổ chức nghề nghiệp trong nước và ngoài nước về thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu khách hàng thẩm định giá cung cấp hồ sơ, tài liệu, số liệu có liên quan đến tài sản thẩm định giá;
  • Từ chối thực hiện dịch vụ thẩm định giá đối với yêu cầu của khách hàng;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá

Nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá được quy định như sau:

  • Tuân thủ quy định về hoạt động thẩm định giá theo quy định của Luật này và Luật doanh nghiệp;
  • Cung cấp Báo cáo kết quả thẩm định giá và Chứng thư thẩm định giá cho khách hàng và bên thứ ba sử dụng kết quả thẩm định giá theo hợp đồng thẩm định giá đã ký kết;
  • Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của kết quả thẩm định giá;
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho hoạt động thẩm định giá hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp;
  • Bồi thường thiệt hại cho khách hàng theo quy định của pháp luật do vi phạm những thoả thuận trong hợp đồng thẩm định giá và trong trường hợp kết quả thẩm định giá gây thiệt hại đến lợi ích của khách hàng do không tuân thủ các quy định về thẩm định giá;
  • Quản lý hoạt động nghề nghiệp của thẩm định viên về giá thuộc quyền quản lý;
  • Thực hiện chế độ báo cáo;
  • Lưu trữ hồ sơ, tài liệu về thẩm định giá;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp không được thẩm định giá

Mặc dù trên danh nghĩa là doanh nghiệp thẩm định giá nhưng không phải lúc nào những doanh nghiệp này cũng có thể tiến hành các hoạt động của mình. Theo đó, pháp luật quy định các trường hợp doanh nghiệp không được tiến hành thẩm định giá như sau:

  • Thực hiện thẩm định giá không đảm bảo tuân thủ các Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
  • Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về danh mục bí mật nhà nước.
  • Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá là thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá.
  • Có thẩm định viên tham gia thẩm định giá, người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp thẩm định giá mà có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột là:
    • Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc mua cổ phần, góp vốn vào tổ chức là khách hàng thẩm định giá;
    • Người có trách nhiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành, là kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của tổ chức là khách hàng thẩm định giá.
  • Người có trách nhiệm quản lý, điều hành, thành viên Ban kiểm soát, kiểm soát viên của đơn vị được thẩm định giá đồng thời là người mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp thẩm định giá.
  • Doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá có các mối quan hệ sau:
    • Có cùng một cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức thành lập hoặc tham gia thành lập; hoặc hoạt động trong cùng một tập đoàn, tổng công ty, tổ hợp công ty mẹ – công ty con;
    • Có mối quan hệ điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức giữa hai đơn vị;
    • Cùng trực tiếp hay gián tiếp chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn dưới mọi hình thức của một bên khác;
    • Có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
  • Doanh nghiệp thẩm định giá đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động thẩm định giá.

Câu hỏi thường gặp

Sau khi được cấp phép mà doanh nghiệp thẩm định giá không hoạt động thì có bị thu hồi giấy phép không?

Câu trả lời là có. Doanh nghiệp thẩm định giá bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khi không kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong 12 tháng liên tục. Do đó, tùy thuộc vào thời gian ngừng hoạt động mà doanh nghiệp thẩm định giá có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

Doanh nghiệp thẩm định giá có được thành lập chi nhánh không?

Câu trả lời là có. Pháp luật đã có quy định chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thẩm định giá, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ công việc thẩm định giá theo sự uỷ quyền bằng văn bản của doanh nghiệp thẩm định giá. Như vậy, doanh nghiệp thẩm định giá sẽ được phép thành lập doanh nghiệp.

Thành viên của chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá phải đảm bảo những điều kiện gì?

Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật và phải có ít nhất 02 thẩm định viên về giá, trong đó Giám đốc chi nhánh phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp thẩm định giá đã thành lập chi nhánh đó.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về doanh nghiệp thẩm định giá là gì. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời