Doanh nghiệp có được cho bà bầu thôi việc không?

01/06/2023
Doanh nghiệp có được cho bà bầu thôi việc không?
207
Views

Sa thải là hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất, hình thức xử lý kỷ luật này sẽ chỉ được áp dụng khi người lao động vi phạm nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp, tổ chức thì lúc đó mới bị sa thải. Trong trường hợp lao động nữ vi phạm kỷ luật lao động, chế tài xử lý vi phạm có những điểm khác biệt với ý nghĩa nhằm bảo đảm quyền lợi cho đối tượng đặc biệt này. Vậy pháp luật quy định doanh nghiệp có được cho bà bầu thôi việc không? Khi sa thải lao động nữ trái luật, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào? Bạn đọc hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Doanh nghiệp có được cho bà bầu thôi việc không?

Theo quy định tại Điều 137 của Bộ luật lao động 2019 thì để đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ đang mang thai trong quan hệ lao động thì pháp luật dành nhiều sự quan tâm hơn để đảm bảo cho thai sản được làm việc một cách tốt nhất có thể. Nói một cách rõ ràng, cụ thể hơn thì không được sa thải đối với nữ lao động đang mang thai .

Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:

a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.

Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.

Doanh nghiệp có được cho bà bầu thôi việc không?

Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Như vậy, trong thời gian mang thai lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật.

Mức xử phạt khi doanh nghiệp sa thải lao động nữ đang mang thai trái luật?

Hiện nay, Bộ luật lao động năm 2019 đề ra các quy định chi tiết, cụ thể bảo vệ các chế độ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là đối tượng lao động nữ mang thai. Đây là đối tượng luôn được ưu tiên khi tham gia lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp. Và khi xử lý kỷ luật lao động nữ trái phép sẽ phải chịu hình thức xử phạt nhất định, chi tiết như sau:

Căn cứ điểm i khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

i) Sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

Theo quy định này, người lao động sa thải lao động nữ đang mang thai trái luật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Lưu ý mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân sa thải lao động nữ đang mang thai trái luật. Đối với tổ chức mức phạt sẽ nhân hai (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Doanh nghiệp sa thải lao động nữ đang mang thai trái luật có buộc nhận họ lại làm việc không?

Lao động nữ khi mang thai là đối tượng nhận được sự ưu tiên nhất định khi tham gia lao động tại các đơn vị doanh nghiệp. Bởi khi mang thai, phụ nữ gặp phải rất nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm lý. Vậy khi doanh nghiệp sa thải lao động nữ đang mang thai trái luật có buộc nhận họ lại làm việc không? Chi tiết nội dung này được pháp luật quy định như sau:

Căn cứ khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

b) Buộc người sử dụng lao động trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

c) Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 2 Điều này.

Theo đó, doanh nghiệp xa thải lao động nữ đang mang thai trái luật ngoài bị xử phạt hành chính theo quy định trên còn buộc phải nhận người lao động trở lại làm việc.

Khuyến nghị

Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Doanh nghiệp có được cho bà bầu thôi việc chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ:

Vấn đề “Doanh nghiệp có được cho bà bầu thôi việc không?” đã được Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư 247 chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ giá rẻ. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật quy định những trường hợp nào người lao động sẽ thôi việc?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động có quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.”

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải báo trước không?

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ

Khi nào nghỉ việc mà không cần báo trước?

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
– Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
– Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
– Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
– Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
– Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
– Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.