Điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo quy định?

16/12/2021
Điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo quy định?
985
Views

Chào luật sư! Theo quy định thì khi chủ thả rông chó thì phải đeo rọ mõm; tuy nhiên bầ B không tuân thủ; nên khi tôi đi qua thì chó nhà bà đã cắn tôi; khiến tôi nhập viện điều trị dài ngày và tốn kém tiền. Tôi đã nhiều lần đòi bà B bồi thường nhưng bà không đồng ý do lỗi của con chó chứ không phải lõi của bà. Tôi có nộp đơn khởi kiện bà B; nhưng bị trả lại với lý do là không đáp ứng điều kiện thụ lý. Vậy Điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo quy định là gì? Rất mong luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo quy định? như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Thụ lý vụ án dân sự là gì

Thụ lý là hoạt động của Tòa án có thẩm quyền bắt đầu tiếp nhận các vụ việc để tiến hành xem xét và giải quyết các yêu cầu, tranh chấp của các chủ thể có yêu cầu trong lĩnh vực Dân sự. Trong dân sự thì thụ lý vụ án được coi là cơ sở đầu tiên để Tòa án có thẩm quyền bắt đầu thực hiện quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Điều kiện thụ lý vụ án dân sự

Điều kiện thụ lý vụ án dân sự 1

Chủ thể phải có quyền khởi kiện và có năng lực hành vi dân sự.

Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện quy định tại Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nếu muốn tự mình khởi kiện thì phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Trước hết là yếu tố quyền khởi kiện:

  • Đối với cá nhân: có quyền khởi kiện vì lợi ích của mình và vì lợi ích của người khác trong 1 số trường hợp; quy định tại Điều 186; khoản 5 Điều 187.
  • Đối với cơ quan, tổ chức: thứ nhất là có quyền khởi kiện vì lợi ích của mình. Thứ hai là; có quyền khởi kiện vì quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; (các trường hợp thuộc khoản 1;2;3 Điều 187). Thứ ba là; có quyền để bảo vệ lợi ích nhà nước; công cộng (khoản 4 Điều 187).

Tiếp theo là yếu tố năng lực hành vi tố tụng dân sự:

Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự tiếp theo mà chủ thể cần đáp ứng nếu muốn tự mình tiến hành khởi kiện theo quy định đó là:

  • Đối với cá nhân: phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự: từ đủ 18 tuổi trở lên; không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức; làm chủ hành vi. Ngoài ra; người vị thành niên mà trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi (quy định tại khoản 6 Điều 69); có thể tham gia 1 số giao dịch dân sự bằng tài sản riêng phù hợp với lứa tuổi; thì cá nhân đó có quyền tự tham giá khởi kiện mà không cần đại diện.
  • Đối với cơ quan, tổ chức: phải có tư cách pháp nhân.
  • Đối với chủ thể khởi kiện là hộ gia đình; tổ hợp tác và các tổ chức không có tư cách pháp nhân; thì quy định như sau: Nếu tất cả các thành viên của tổ hợp tác; hộ gia đình cùng khởi kiện thì được xác định là đồng nguyên đơn. Nếu chỉ 1 vài thành viên trong hộ gia đình; tổ hợp tác khởi kiện; thì những người khởi kiện là nguyên đơn và những người còn lại là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Điều kiện thụ lý vụ án dân sự 2

Khởi kiện đúng cả 3 loại thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

  • Đúng loại việc: Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định cụ thể tại các Điều 26, Điều 28, Điều 30, Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nếu vụ việc khởi kiện thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện.
  • Đúng thẩm quyền theo cấp: Thẩm quyền theo cấp của Tòa án được chia thành thẩm quyền của Tòa án cấp huyện; Tòa án cấp tỉnh; Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh và được quy định cụ thể tại các Điều 35, 36, 37, 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
  • Đúng thẩm quyền theo lãnh thổ: Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được quy định cụ thể tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Điều kiện thụ lý vụ án dân sự 3

Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án; quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.

Để tránh chồng chéo thẩm quyền 1 quan hệ nhiều cơ quan cùng giải quyết; tránh quá tải công việc cho Tòa án; bảo đảm hiệu lực của bản án; quyết định của Tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền; một vụ việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; thì không được giải quyết lại nên không có quyền khởi kiện đối với vụ việc này.

Tuy vậy; đối với một số vụ việc do đặc điểm; tính chất của quan hệ pháp luật nội dung cần giải quyết và yêu cầu của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể; pháp luật quy định Tòa án được giải quyết lại nên có thể khởi kiện lại; quy định tại điểm b khoản 3 Điều 192; như: Yêu cầu ly hôn; Yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại;…

Điều kiện thụ lý vụ án dân sự khác

1 số điều kiện khác mà chủ thể khởi kiện phải đáp ứng để đơn khởi kiện được thụ lý như sau:

  • Đơn khởi kiện phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật. Trường hợp đơn khởi kiện bị thiếu hoặc sai sót thì tiến hành sửa đổi; bổ sung theo yêu cầu. Nếu không sửa đổi bổ sung thì đơn khởi kiện sẽ bị trả lại; không được thụ lý.
  • Trong 1 số trường hợp bị trả lại đơn kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định; thì điều kiện ở đây không phải là 3 điều kiện khởi kiện về chủ thể; thẩm quyền và vụ án chưa giải quyết; mà là các điều kiện khác mà chủ thể chưa đáp ứng. Như: chưa hòa giải tiền tố tụng (hòa giải tại cơ sở hay xã phường đối với tranh chấp đất đai; hòa giải trong hôn nhân;…). Hay trường hợp bị hạn chế quyền (không được khởi kiện ly hôn khi vợ đang mang thai, nuôi con dưới 12 tháng;…)
  • Người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn).
  • Và người khởi kiện phải nộp các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Quá trình thụ lý vụ án dân sự

Để được Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu thì sẽ trải qua các nội dung cơ bản sau đây:

– Nộp đơn khởi kiện

– Tòa án sẽ tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện

Thẩm phán được phân công sẽ có 5 ngày làm việc để xem xét và sau đó phải đưa ra một trong các quyết định:

  • Đủ điều kiện và tiến hành thụ lý;
  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung lại đơn khởi kiện;
  • Chuyển đơn khởi kiện đến Tòa án đúng thẩm quyền;
  • Trả lại đơn khởi kiện.

– Trường hợp đơn khởi kiện đủ điều kiện; thì thẩm phán được phân công sẽ tiến hành thụ lý vụ án sau khi chủ thể khởi kiện hoàn tất việc nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa.

– Trong vòng 7 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án; thẩm phán sẽ phải ban hành ra thông báo bằng văn bản về việc chính thức thụ lý cho các đương sự có liên quan về việc giải quyết vụ án; đồng thời gửi thông báo đến Viện kiểm sát cùng cấp về quyết định thụ lý vụ án.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; ta có thể thấy nếu như điều kiện khởi kiện vụ án dân sự gồm 3 yếu tố thì điều kiện thụ lý vụ án dân sự cần đáp ứng nhiều yếu tố hơn bên cạnh các yếu tố về chủ thể; thẩm quyền; vụ án chưa giải quyết thì còn các điều kiện cụ thể khác; điều kiện về nội dung đơn; nộp án phí. Lưu ý cần phải phân biệt điều kiện khởi kiện vụ án dân sự với điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo quy định?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833 102 102

Câu hỏi thường gặp

Các điều kiện thụ lý vụ án dân sự?

– Người khởi kiện có quyền và có năng lực hành vi tố tụng dân sự;
– Khởi kiện đúng cả 3 loại thẩm quyền;
– Vụ án chưa được giải quyết bằng 1 bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án;
– Đã nộp tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn);
– Đơn khởi kiện phải đáp ứng quy định của pháp luật;
– Phải nộp tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Đình chỉ vụ án dân sự là gì?

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc tòa án quyết định ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định. bên cạnh đó thì đặc điểm của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, các hoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại.

Tạm đình chỉ vụ án là gì?

Là việc Tòa án tạm ngừng việc giải quyết vụ án dân sự khi có những căn cứ làm cho việc tiếp tục các thủ tục để giải quyết vụ án có thể ảnh hưởng tới việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đương sự hoặc việc giải quyết vụ án có thể không được toàn diện.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.