Điều kiện tham gia đấu giá tài sản cần những gì?

21/11/2022
372
Views

Đấu giá là một trong các hình thức để bán, chuyển nhượng, chuyển đổi tài sản cho người khác. Những người có nhu cầu có thể đăng ký tham gia đấu giá để mua tài sản được đem ra đấu giá. Pháp luật quy định một số tài sản bắt buộc phải mang ra đấu giá. một số khác thì sẽ do cá nhân, cơ quan, tổ chức đăng ký với tổ chức đầu giá. Tuy nhiên không phải ai cũng được tham gia vào việc đấu giá tài sản, có những điều kiện nhất định mà họ phải đáp ứng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về đấu giá tài sản? Điều kiện tham gia đấu giá là gì? Tài sản nào được đem ra đấu giá? Để giải đáp vấn đề này và thắc mắc bạn đọc ở trên, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Điều kiện tham gia đấu giá tài sản”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp các thắc mắc trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Đấu giá tài sản là gì?

Điều kiện tham gia đấu giá tài sản
Điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định Luật Đấu giá tài sản 2016, trừ trường hợp quy định tại Điều 49 Luật Đấu giá tài sản 2016.

Người tham gia đấu giá là cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện tham gia đấu giá để mua tài sản đấu giá theo quy định Luật Đấu giá tài sản 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

(Khoản 2, 7 Điều 5 Luật Đấu giá tài sản 2016)

Các loại tài sản được đem đấu giá

Căn cứ Điều 4 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định về tài sản đấu giá như sau:

– Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

+Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;

+Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;

+Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

+Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;

+Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

+Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

+Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;

+Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

+Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;

+Tài sản hạ tầng đường bộ và quyền thu phí sử dụng tài sản hạ tầng đường bộ theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

+Tài sản là quyền khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

+Tài sản là quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

+Tài sản là quyền sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật về tần số vô tuyến điện;

+Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

+Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.

Tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định Luật Đấu giá tài sản 2016.

Điều kiện tham gia đấu giá tài sản

Căn cứ khoản 1,2,3 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định đăng ký tham gia đấu giá như sau:

Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định Luật Đấu giá tài sản 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trong trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khi tham gia đấu giá thì người tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện đó. Người tham gia đấu giá có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.

Ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá quy định Luật Đấu giá tài sản 2016 và pháp luật có liên quan, người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản không được đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá.

Theo đó có thể thấy điều kiện tham gia đấu giá sẽ tùy từng trường hợp đấu giá mà quy định.

Điều kiện đấu giá của các trường hợp cụ thể

Trong trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khi tham gia đấu giá thì người tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện đó. Người tham gia đấu giá có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.

Ví dụ như về điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

Các tổ chức, cá nhân khi tham gia đấu giá quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như sau:

– Theo Điều 118 Luật đất đai năm 2013 quy định cụ thể như sau: Thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật đất đai 2013. Riêng đối với trường hợp giao đất, cho thuê đẩt để thực hiện dự án đầu từ còn phải đảm bảo các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ–CP. Còn đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng nhà ở thương mại, xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn thì tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá ngoài các điều kiện nêu trên phải đàm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 21 Luật Nhà ở 2014 và pháp luật về kinh doanh bất động sản.

– Điều kiện thứ hai đó là phải bảo đảm các điều kiện để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 58 của Luật đất đai 2013 đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.

– Một hộ gia đình, một tổ chức chỉ được một người đại diện tham gia đấu giá đối với mỗi thửa đất đấu giá, một tổ chức chỉ được một đơn vị tham gia đấu giá; có hai đơn vị trở lên thuộc cùng một Tổng công ty thì chỉ được một tham gia đấu giá; Tổng công ty với công ty thành viên, công ty mẹ và công ty con, doanh nghiệp liên doanh với một bên góp vốn trong liên doanh thì chỉ được một doanh nghiệp tham gia đấu đối với cùng một thửa đất.

– Không thuộc trường hợp không được đăng ký tham gia đấu giá theo quy định tại Khoản 4 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản.

– Có đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, quy định này và các quy định khác của pháp luật khác có liên quan.

Người đấu giá không thuộc trường hợp không được tham gia đấu giá

Tuy nhiên ngoài các điều kiện này, để được tham gia đấu giá thì người tham gia không được thuộc trường hợp không được tham gia đấu giá. Cụ thể:

Những người không được đăng ký tham gia đấu giá được quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản 2016 như sau:

– Người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người tại thời điểm đăng ký tham gia đấu giá không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;

– Người làm việc trong tổ chức đấu giá tài sản thực hiện cuộc đấu giá;

– Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá;

– Người trực tiếp giám định, định giá tài sản;

– Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người trực tiếp giám định, định giá tài sản;

– Người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền xử lý tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản, người ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, người có quyền quyết định bán tài sản của người khác theo quy định của pháp luật;

– Cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quy định tại điểm c khoản 4 Điều 38 Luật Đấu giá tài sản 2016;

– Người không có quyền mua tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó.

Người tham gia đấu giá không bị truất quyền tham gia

Người tham giá đấu giá sẽ bị truất quyền tham gia khi có một trong các hành vi vi phạm sau:

– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;

– Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;

– Cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá;

– Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;

– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

Đăng ký tham gia đấu giá tài sản như thế nào?

Tại Điều 37 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định việc đăng ký tham gia đấu giá tài sản như sau:

– Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia đấu giá thông qua việc nộp hồ sơ tham gia đấu giá hợp lệ và tiền đặt trước cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Trong trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khi tham gia đấu giá thì người tham gia đấu giá phải đáp ứng điều kiện đó. Người tham gia đấu giá có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác thay mặt mình tham gia đấu giá.

– Tổ chức đấu giá tài sản bán hồ sơ tham gia đấu giá, tiếp nhận hồ sơ tham gia đấu giá trong giờ hành chính, liên tục kể từ ngày niêm yết việc đấu giá tài sản cho đến trước ngày mở cuộc đấu giá 02 ngày.

Trong đó chúng ta có thể tham khảo thủ tục đăng ký đấu giá quyền sử dụng đất dưới đây:

– Đơn vị thực hiện cuộc đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện niêm yết hồ sơ đăng ký đấu giá bằng bản giấy tại trụ sở cơ quan và thực hiện cung cấp hồ sơ đăng ký đấu giá bằng bản số để thực hiện niêm yết công khai trên cổng thông tin điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường (Trung tâm Công nghệ thông tin tài nguyên môi trường Hà Nội) và Cổng thông tin điện tử Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi có đất đấu giá. Hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá được in, tải miễn phí (gồm: hồ sơ; đơn đăng ký tham gia đấu giá theo Mẫu ĐG01, ĐG02 kèm theo bản Quy định này; thông tin về tài khoản, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ tiếp nhận hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc qua thư bảo đảm của đơn vị thực hiện cuộc đấu giá và hướng dẫn cách thức đăng ký tham gia đấu giá trực tuyến hoặc bằng thư bảo đảm).

– Thời gian niêm yết công khai hồ sơ mời đấu giá quyền sử dụng đất kể từ ngày thông báo đến khi kết thúc phiên đấu giá quyền sử dụng đất.

– Việc đăng ký tham gia đấu giá được thực hiện thông qua các hình thức: Nộp tiền đặt trước trực tiếp tại đơn vị thực hiện cuộc đấu giá hoặc vào tài khoản của đơn vị thực hiện cuộc đấu giá, nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá trực tiếp tại đơn vị thực hiện cuộc đấu giá hoặc qua thư điện tử hoặc qua thư bảo đảm.

Uỷ ban nhân dân Thành phố khuyến khích các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện đấu giá theo hình thức trực tuyến.

Quy chế của cuộc đầu giá tài sản

Theo Điều 34 Luật đấu giá tài sản 2016 quy định về quy chế cuộc đấu giá như sau:

– Tổ chức đấu giá tài sản ban hành Quy chế cuộc đấu giá áp dụng cho từng cuộc đấu giá trước ngày niêm yết việc đấu giá tài sản.

– Quy chế cuộc đấu giá bao gồm những nội dung chính sau đây:

+ Tên tài sản hoặc danh mục tài sản, số lượng, chất lượng của tài sản đấu giá; nơi có tài sản đấu giá; giấy tờ về quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản đấu giá;

+ Thời gian, địa điểm xem tài sản đấu giá;

+ Thời gian, địa điểm bán hồ sơ tham gia đấu giá;

+ Giá khởi điểm của tài sản đấu giá trong trường hợp công khai giá khởi điểm;

+ Tiền mua hồ sơ tham gia đấu giá, tiền đặt trước;

+ Thời gian, địa điểm, điều kiện, cách thức đăng ký tham gia đấu giá;

+ Thời gian, địa điểm tổ chức cuộc đấu giá;

+ Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá;

+ Các trường hợp bị truất quyền tham gia đấu giá; các trường hợp không được nhận lại tiền đặt trước.

– Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm thông báo công khai Quy chế cuộc đấu giá.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến vấn đề “Điều kiện tham gia đấu giá tài sản“. Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến ly hôn, chia tài sản sau ly hôn; thủ tục nhận cha, mẹ cho con cũng như cung cấp dịch vụ thám tử đến với khách hàng. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc thực hiện đấu giá tài sản là gì?

Việc đấu giá tài sản được thực hiện theo Điều 6 Luật đấu giá tài sản 2016 như sau:
1. Tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
4. Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.

Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như thế nào?

– Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định tại thời điểm:
+ Trước khi ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;
+ Trước khi thành lập Hội đồng đấu giá tài sản, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Trước khi tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tự đấu giá.
– Giá khởi điểm của tài sản đấu giá được xác định như sau:
+ Đối với tài sản bắt buộc phải đem ra đấu giá thì giá khởi điểm được xác định theo quy định của pháp luật áp dụng đối với loại tài sản đó;
+ Đối với tài sản đấu giá do cơ quan tổ chức cá nhân tự nguyện thì giá khởi điểm do người có tài sản đấu giá tự xác định hoặc ủy quyền cho tổ chức đấu giá tài sản hoặc cá nhân, tổ chức khác xác định.

Người tham gia đấu giá bị nghiêm cấm thực hiện hành vi nào?

Người tham giá đấu giá bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi vi phạm sau:
– Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ giả mạo để đăng ký tham gia đấu giá, tham gia cuộc đấu giá;
– Thông đồng, móc nối với đấu giá viên, tổ chức đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá khác, cá nhân, tổ chức khác để dìm giá, làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
– Cản trở hoạt động đấu giá tài sản; gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá;
– Đe dọa, cưỡng ép đấu giá viên, người tham gia đấu giá khác nhằm làm sai lệch kết quả đấu giá tài sản;
– Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.