Điều kiện tạm ngừng kinh doanh như thế nào

04/07/2022
Quy định pháp luật về điều kiện tạm ngừng kinh doanh
545
Views

Việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh là quyền của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp, khi thấy doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không đạt được mục tiêu đã đề ra. Việc tạm ngừng kinh doanh tương tự như quyền được đăng ký hoạt động, thay đổi kinh doanh hay thực hiện thủ tục giải thể, phá sản,. Tuy nhiên để thực thi quyền này thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng những quy định pháp luật trước khi làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Bài viết dưới đây của Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về điều kiện tạm ngừng kinh doanh. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020
Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Tạm ngừng kinh doanh được hiểu là như thế nào?

Theo K1 điều 41 nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tạm ngừng kinh doanh như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp
Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:
1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành.

  • Tại thời điểm doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp không bị đóng mã số thuế. Trên thực tế nhiều doanh nghiệp lập ra không kinh doanh tại trụ sở mình đã đăng ký hoặc không hoạt động kinh doanh thực tế do đó không kê khai thuế đầy đủ. Khi có những vi phạm như trên, Chi cục thuế quản lý sẽ đóng mã số thuế đối với những doanh nghiệp này. Vì vậy muốn làm thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp, trước tiên doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ tục khôi phục mã số thuế bị đóng.
  • Doanh nghiệp phải thông báo về việc tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp tới cơ quan đăng ký kinh doanh 03 ngày trước khi doanh nghiệp tạm ngừng. Chẳng hạn ngày 15/9 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chậm nhất ngày 12/09 doanh nghiệp sẽ phải gửi thông báo về việc tạm ngừng đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở.

Tại sao cần phải tạm ngừng kinh doanh trong doanh nghiệp?

Thứ nhất: Đây là một biện pháp mà doanh nghiệp của bạn vẫn có thể hoạt động: công ty của bạn sẽ được tiến hành các công việc kinh doanh của công ty chính mình sau một thời hạn nhất định nếu như công ty của chính bạn tuân thủ các quy định của pháp luật thì doanh nghiệp của bạn vẫn có thể tiến hành kinh doanh bình thường trong công ty của chính bạn mà không bị đưa ra bởi bất kỳ hạn chế nào của cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp bạn

Điều kiện tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh như thế nào?

Thứ hai: Doanh nghiệp của chính bạn không bị đưa ra bất kỳ chế tài nào trong doanh nghiệp: nghĩa là doanh nghiệp bạn sẽ không bị cơ quan nhà nước đưa ra bất cứ yêu cầu nào để doanh nghiệp của bạn thực hiện, bởi vì việc tạm ngừng kinh doanh không làm phát sinh ra sự ảnh hưởng xấu gì tới hoạt động pháp lý của doanh nghiệp bạn

Thứ ba: giúp cho doanh nghiệp bạn có thời gian dài trong việc có thời gian để giải quyết các công việc của công ty mình một cách nhanh chóng hoặc cân nhắc xem sau khi tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp của bạn sẽ tiến hành các hình thức kinh doanh gì hay doanh nghiệp của chính bạn có nên thực hiện việc làm hồ sơ giải thể công ty của mình không? một vấn đề được khá nhiều các doanh nghiệp quan tâm.

Những mức phạt về tạm ngừng kinh doanh hiện nay.

Mức phạt về tạm ngừng kinh doanh quá thời hạn.

Căn cứ vào điều 212 Luật doanh nghiệp 2020. Mức xử phạt đối với doanh nghiệp được quy định như sau:

Điều 212. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
b) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
c) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
d) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mức phạt về tạm ngừng kinh doanh tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Pháp luật có quy định chế tài xử phạt đối với doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Cụ thể; Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

Quy định pháp luật về điều kiện tạm ngừng kinh doanh như thế nào?
Quy định pháp luật về điều kiện tạm ngừng kinh doanh như thế nào?

Về xử phạt đối với hành vi sai phạm; pháp luật xử phạt đối với hành vi vi phạm các nghĩa vụ thông báo như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm; thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh;
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh; văn phòng đại diện; địa điểm kinh doanh;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh; cơ quan thuế nội dung theo quy định.

Quy trình làm việc về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của luật sư 247

Trong trường hợp Quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ làm tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247 quý khách chỉ cần cung cấp cho chúng tôi một trong những giấy tờ sau (phải còn thời hạn sử dụng) và chúng tôi sẽ lo hết thay cho quý khách hàng thân yêu.

  • Bản sao giấy CMND/CCCD/hộ chiếu ( đối với cá nhân)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty (nếu có)
  • Thời gian dự kiến tạm ngừng hoạt động kinh doanh
  • Mã số thuế để chuyên viên tra cứu thông tin.

Bảng giá dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Bảng giá dịch vụ tạm dừng kinh doanh của Luật sư 247
Bảng giá dịch vụ tạm dừng kinh doanh của Luật sư 247

Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật sư 247

Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp cần thiết cho doanh nghiệp khi không thể tiếp tục kinh doanh trong một khoảng thời gian xác định. Tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những chi phí không đáng có. Trong khi đó, quy trình tạm ngừng kinh doanh khá là phức tạp; với nhiều thủ tục, nếu các doanh nghiệp tự thực hiện sẽ gặp nhiều rủi ro. Việc sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư 247 sẽ khiến quý khách yên tâm trong từng khâu thực hiện:

  • Tư vấn về giấy tờ, thủ tục thời gian cần thiết nhất cho việc tạm ngừng kinh doanh
  • Biên soạn hồ sơ đăng ký; cung cấp cho khách hàng những biểu mẫu phù hợp nhất, mới nhất.
  • Là đại diện thay cho khách hàng tiến hành nộp hồ sơ, nhận và trả lời thẩm định, nộp các khoản phí, lệ phí.
  • Thay mặt cho khách hàng theo dõi quá trình xử lý hồ sơ.
  • Bổ sung hoặc sửa chữa hồ sơ theo yêu cầu của chuyên viên thụ lý hồ sơ (nếu có).

Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp. Mời bạn tham khảo bảng giá của chúng tôi

Video Luật sư 247 giải đáp về dịch vụ tạm ngừng kinh doanh

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Điều kiện tạm ngừng kinh doanh như thế nào”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn. Nếu quý khách có nhu khác như giải thể công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu, Tra cứu thông tin quy hoạch, thành lập công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ logo, Tạm ngừng kinh doanh,.…của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Hết 2 năm tạm ngừng kinh doanh nếu muốn tạm ngừng tiếp thì phải làm như nào?

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp mỗi lần tạm ngừng kinh doanh tối đa 1 năm. Do vậy nếu đã hết thời hạn tạm ngừng kinh doanh doanh nghiệp có thể tiếp tục gia hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh (nộp tờ khai thuế, môn bài…) và không giới hạn số lần gia hạn

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh gồm những gì?

– Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh theo mẫu tại thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
– Biên bản họp, quyết định tạm ngừng kinh doanh theo đúng thẩm quyền (chủ sở hữu công ty, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên, các thành viên hợp danh..)
– Ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ

Hộ kinh doanh làm thủ tục tạm ngừng kinh doanh cần tuân thủ quy định như thế nào?

Theo điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì:
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Như vậy, nếu ngừng kinh doanh dưới 30 ngày thì không cần thông báo.
Ngoài ra, Trường hợp hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.