Điều kiện ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông theo Luật Viễn thông

28/08/2021
Điều kiện ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông
361
Views

Dịch bệnh không chỉ khiến việc thực hiện các thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh… trở nên khó khăn; mà còn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông. Một trong những giải pháp khắc phục đó là tạm ngừng kinh doanh trong thời điểm này. Tuy nhiên pháp luật có quy định về các điều kiện tạm ngừng kinh doanh. Vậy điều kiện ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi có thành lập một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thư điện tử vào năm 2017. Hiện tại thời điểm dịch bệnh khó khăn nên tôi có nhu cầu ngừng hoạt động kinh doanh. Nhưng tôi không nắm rõ các điều kiện để được ngừng kinh doanh. Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Các loại dịch vụ viễn thông

Dịch vụ viễn thông bao gồm hai nhóm dịch vụ. Thứ nhất là dịch vụ viễn thông cơ bản. Thứ hai là dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.

Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:

  • Dịch vụ thoại;
  • Dịch vụ fax;
  • Dịch vụ truyền số liệu;
  • Dịch vụ truyền hình ảnh;
  • Dịch vụ nhắn tin;
  • Dịch vụ hội nghị truyền hình;
  • Dịch vụ kênh thuê riêng;
  • Dịch vụ kết nối Internet;

Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:

  • Dịch vụ thư điện tử;
  • Dịch vụ thư thoại;
  • Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
  • Dịch vụ truy nhập Internet;

Trên cơ sở đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn, phạm vi liên lạc, hình thức thanh toán giá cước, dịch vụ viễn thông có thể được phân loại ra một cách chi tiết; hoặc kết hợp các loại dịch vụ với nhau để hình thành các loại hình dịch vụ cụ thể.

Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng.

Cung cấp dịch vụ viễn thông

Tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, trừ các trường hợp được miễn giấy phép. Như vậy, để được phép cung ứng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp phải làm thủ tục xin cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.

Việc cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông phải đáp ứng các điều kiện về kết nối, quản lý tài nguyên viễn thông, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông. Việc cung cấp dịch vụ viễn thông được thực hiện trực tiếp hoặc bán lại dịch vụ trên cơ sở hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông giữa doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông.

Doanh nghiệp viễn thông phải đăng ký hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông mẫu.

Việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam phải theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Điều kiện ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông

Trên thực tế có hai loại doanh nghiệp viễn thông. Một là doanh nghiệp viễn thông thông thường. Và hai là doanh nghiệp đặc biệt, bao gồm doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu; doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Mỗi loại doanh nghiệp sẽ có điều kiện ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông khác nhau. Cụ thể:

Đối với doanh nghiệp viễn thông thông thường

Doanh nghiệp viễn thông chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
  • Thông báo cho cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông.

Mời bạn đọc xem thêm:

Đối với doanh nghiệp viễn thông thông thường đặc biệt

Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu, doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích chỉ được ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông trực tiếp liên quan đến phương tiện thiết yếu, dịch vụ viễn thông thống lĩnh thị trường, dịch vụ viễn thông công ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:

  • Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo hợp đồng sử dụng dịch vụ viễn thông đã giao kết;
  • Được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ nhưng không chấm dứt hoạt động phải bảo đảm cung cấp cho người sử dụng dịch vụ viễn thông các dịch vụ viễn thông thay thế, hoặc chuyển người sử dụng dịch vụ sang sử dụng dịch vụ viễn thông tương ứng của doanh nghiệp viễn thông khác, hoặc thỏa thuận bồi thường cho người sử dụng dịch vụ;
  • Trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ do chấm dứt hoạt động thì phương án tổ chức lại hoặc phương án phá sản, giải thể doanh nghiệp phải có biện pháp bảo đảm tiếp tục duy trì việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng.

Nhìn qua có thể thấy điều kiện ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông đối với doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu; doanh nghiệp viễn thông thống lĩnh thị trường; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích có phần phức tạp hơn. So với doanh nghiệp viễn thông thông thường chỉ cần thông báo với cơ quan quản lý; doanh nghiệp viễn thông đặc biệt còn phải được sự chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ngoài ra, những doanh nghiệp này còn phải đảm bảo việc tiếp tục cung ứng dịch vụ cho khách hàng của họ. Hoặc không phải có phương án bồi thường.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông như thế nào?

Thủ tục ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông gồm các bước: Chuẩn bị hồ sơ; Nộp hồ sơ và nhận kết quả là văn bản chấp thuận của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nếu từ chối chấp thuận, Bộ sẽ có văn bản trả lời nêu rõ lý do tại sao.

Khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông có phải làm các thủ tục nào khác không?

Câu trả lời là có. Sau khi ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông phải thông báo cho người sử dụng dịch vụ của mình và các bên liên quan, công bố trên trang thông tin đại chúng, hoàn trả lại phần tài nguyên sử dụng đối với phần dịch vụ ngừng kinh doanh.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu là gì?

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu là doanh nghiệp nắm giữ bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng viễn thông và việc thiết lập mới bộ phận cơ sở hạ tầng này để thay thế là không khả thi về kinh tế, kỹ thuật.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Điều kiện ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Trả lời