Chào luật sư! Tôi sinh sống tại Thái Nguyên; có kinh doanh 1 cửa hàng cho thuê xe máy và xe máy điện tại tại gần kí túc xá trường đại học sư phạm Thái Nguyên. Tôi có cho em C là sinh viên vay 30 triệu đồng để trả nợ; có giấy tờ vay đàng hoàng và cho mượn chiếc xe máy honda trong thời gian 3 ngày để C về quê trả nợ. Đến nay đã hơn 1 tháng mà em C vẫn không trả tiền cũng không trả xe cho dù tôi đã đòi rất nhiều lần; thậm chí C còn chửi tôi và chặn tôi trên faccebook. Giờ tôi muốn khởi kiện vụ này ra Tòa; vậy liệu tôi có đủ điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định không? Rất mong được luật sư tư vấn! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư 247 xin tư vấn về Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định? như sau:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
Nội dung tư vấn
Khởi kiện vụ án dân sự là gì
Có thể khẳng định rằng quyền khởi kiện vụ án dân sự là quyền tố tụng quan trọng của các chủ thể. Nó cho phép cá nhân, cơ quan, tổ chức; và các chủ thể khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Toà án. Việc thực hiện quyền này của các chủ thể được gọi là khởi kiện vụ án dân sự.
Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền; tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp; đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự; và thủ tục pháp luật quy định; nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 1
Chủ thể phải có quyền khởi kiện.
Chủ thể khởi kiện phải có quyền khởi kiện quy định tại Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Nếu muốn tự mình khởi kiện thì phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
Trước hết là yếu tố quyền khởi kiện:
- Đối với cá nhân: có quyền khởi kiện vì lợi ích của mình (được giả thiết là có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc tranh chấp). Ngoài ra; cá nhân cũng có quyền khởi kiện vì lợi ích của người khác trong 1 số trường hợp; quy định tại Điều 186; khoản 5 Điều 187; (được pháp luật trao quyền khởi kiện vì lợi ích người khác).
- Đối với cơ quan, tổ chức: thứ nhất là có quyền khởi kiện vì lợi ích của mình; (được giả thiết là có quyền và lợi ích bị xâm phạm hoặc tranh chấp). Thứ hai là; có quyền khởi kiện vì quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; (các trường hợp thuộc khoản 1;2;3 Điều 187). Thứ ba là; tổ chức được trao quyền trong phạm vi quản lý của mình; có quyền để bảo vệ lợi ích nhà nước; công cộng (khoản 4 Điều 187).
Lưu ý: 1 số trường hợp có quyền do được chuyển giao quyền theo quy định của Bộ luật dân sự 2015; và có quyền khởi kiện thông qua các quy định về thừa kế. Ví dụ: A vay B 100 triệu; A chết nên cin của A sẽ có quyền khởi kiện B để đòi tài sản nếu B không trả; vì nó được coi là di sản thừa kế).
Tiếp theo là yếu tố năng lực hành vi tố tụng dân sự:
1 điều kiện khởi kiện vụ án dân sự tiếp theo mà chủ thể cần đáp ứng nếu muốn tự mình tiến hành khởi kiện theo quy định đó là:
- Đối với cá nhân: phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự: từ đủ 18 tuổi trở lên; không mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức; làm chủ hành vi. Ngoài ra; người vị thành niên mà trong độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi (quy định tại khoản 6 Điều 69); có thể tham gia 1 số giao dịch dân sự bằng tài sản riêng phù hợp với lứa tuổi; thì cá nhân đó có quyền tự tham giá khởi kiện mà không cần đại diện.
- Đối với cơ quan, tổ chức: phải có tư cách pháp nhân.
- Đối với chủ thể khởi kiện là hộ gia đình; tổ hợp tác và các tổ chức không có tư cách pháp nhân; thì quy định như sau: Nếu tất cả các thành viên của tổ hợp tác; hộ gia đình cùng khởi kiện thì được xác định là đồng nguyên đơn. Nếu chỉ 1 vài thành viên trong hộ gia đình; tổ hợp tác khởi kiện; thì những người khởi kiện là nguyên đơn và những người còn lại là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
Lưu ý: 1 số quan hệ pháp luật không thể ủy quyền; đại diện để khởi kiện hộ; ví dụ như: quan hệ hôn nhân là 1 quan hệ pháp luật dựa trên yếu tố tình cảm do các chủ thể tự thực hiện xác lập và chấm dứt.
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 2
Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Việc phân định thẩm quyền dân sự của Tòa án là để bảo đảm hiệu quả giải quyết vụ án chính xác đúng đắn; tránh được sự chồng chéo và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân; cơ quan và tổ chức tham gia tố tụng. Để khởi kiện thì vấn đề cần đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án; bao gồm:
- Đúng loại việc: Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định cụ thể tại các Điều 26, Điều 28, Điều 30, Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nếu vụ việc khởi kiện thông thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện.
- Đúng thẩm quyền theo cấp: Thẩm quyền theo cấp của Tòa án được chia thành thẩm quyền của Tòa án cấp huyện; Tòa án cấp tỉnh; Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh và được quy định cụ thể tại các Điều 35, 36, 37, 38 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
- Đúng thẩm quyền theo lãnh thổ: Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được quy định cụ thể tại Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Cần đáp ứng khởi kiện đúng thẩm quyền theo loại việc là chủ thể đã có thể thực hiện khởi kiện. Bởi lẽ; theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 191 nếu khởi kiện đúng thẩm quyền loại việc; mà sai thẩm quyền theo cấp và lãnh thổ; thì Tòa án sẽ chuyển đơn khởi kiện đến Tóa án có thẩm quyền. Và nếu khởi kiện sai thẩm quyền thì sẽ bị trả lại đơn khởi kiện theo quy định.
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự 3
Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án; quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
Để tránh chồng chéo thẩm quyền 1 quan hệ nhiều cơ quan cùng giải quyết; tránh quá tải công việc cho Tòa án; bảo đảm hiệu lực của bản án; quyết định của Tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền; một vụ việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết; thì không được giải quyết lại nên không có quyền khởi kiện đối với vụ việc này.
Tuy vậy; đối với một số vụ việc do đặc điểm; tính chất của quan hệ pháp luật nội dung cần giải quyết và yêu cầu của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể; pháp luật quy định Tòa án được giải quyết lại nên có thể khởi kiện lại; quy định tại điểm b khoản 3 Điều 192.
- Yêu cầu ly hôn;
- Yêu cầu thay đổi nuôi con;
- Yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản; thay đổi người quản lý di sản; thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản; đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà; đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn; cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
Có thể bạn quan tâm
- Căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như thế nào?
- Cá nhân chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự?
- Thủ tục tiến hành hòa giải vụ án dân sự trong tố tụng dân sự
Như vậy; để thực hiện khởi kiện vụ án dân sự thì cần đáp ứng đủ 3 điều kiện trên theo quy định của pháp luật. Lưu ý cần phải phân biệt điều kiện khởi kiện vụ án dân sự với điều kiện thụ lý vụ án dân sự.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự theo quy định?“. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Có 3 điều kiện khởi kiện vụ án dân sự như sau:
– Chủ thể có quyền khởi kiện;
– Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
– Vụ việc chưa được giải quyết bằng bản án; quyết định có hiệu lực pháp luật nào của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Phạm vi khởi kiện có thể hiểu là giới hạn quan hệ pháp luật mà chủ thể có thể khởi kiện. Theo đó; chủ thể có thể khởi kiện 1 hay nhiều quan hệ pháp luật liên quan đến nhau.
– Việc giải quyết quan hệ pháp luật này đòi hỏi phải giải quyết đồng thời quan hệ pháp khác. Ví dụ: A kiện B phải trả quyền sử dụng đất; kiện C phải tháo dỡ công trình trên đất;…
– Ngoài ra; sự liên quan còn được thể hiện ở chỗ việc giải quyết quan hệ pháp luật có cùng đương sự và cùng loại tranh chấp. Ví dụ: A thực hiện khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc B phải trả nợ 100 triệu; đồng thời yêu cầu Tòa án buộc B phải trả lại chiếc xe ô tô mà B thuê của A do hết thời hạn thuê.