Đại lý bảo hiểm là một trong các bên hỗ trợ doanh nghiệp bảo hiểm đưa bao hiểm tới tay khách hàng, đổi lại đại lý bảo hiểm sẽ nhận được các khoản lợi ích từ công việc đó. Vậy, để tiến hành hoạt động đại lý bảo hiểm cần đáp ứng những điều kiện gì theo quy định hiện hành. Hãy cùng phòng tư vấn pháp luật của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp luật
- Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH.
- Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-BTC
Nội dung tư vấn
Khái niệm về đại lý bảo hiểm
Căn cứ quy định tại văn bản số 06/VBHN-VPQH quy định về đại lý bảo hiểm như sau:
Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm
Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền tiến hành các hoạt động sau đây:
+ Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;
+ Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
+ Thu phí bảo hiểm;
+ Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
+ Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Điều kiện hoạt động của đại lý bảo hiểm
(1) Cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
+ Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có Chứng chỉ đại lý bảo hiểm do cơ sở đào tạo được Bộ Tài chính chấp thuận cấp.
- Bộ Tài chính quy định về chương trình, nội dung, hình thức đào tạo, việc cấp Chứng chỉ đại lý bảo hiểm.
(2) Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
+ Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện tại mục (1).
Nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm
Văn bản số 08/VBHN-BTC quy định về nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm như sau:
+ Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm
+ Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mà mình đang làm đại lý.
+ Cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý nhưng không hoạt động đại lý trong thời hạn 03 năm liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý mới trước khi hoạt động đại lý. Không hoạt động đại lý là việc cá nhân không ký hợp đồng làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc không làm việc trong tổ chức là đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.
Các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm
+ Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;
+ Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;
+ Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;
+ Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.
Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
Căn cứ điều 85 văn bản số 08/VBHN-BTC; quy định về quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm như sau:
Quyền của đại lý bảo hiểm
Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo đúng quy định pháp luật;
Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tổ chức;
Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;
Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;
Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;
Tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm tổ chức;
Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.
Xem thêm:
- Mua bảo hiểm xe máy được hưởng quyền lợi gì?
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mới năm 2021
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!
Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 3 điều 86 văn bản số 06/VBHN-VPQH.
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.
Trong trường hợp đại lý bảo hiểm vi phạm hợp đồng đại lý bảo hiểm, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm về hợp đồng bảo hiểm do đại lý bảo hiểm thu xếp giao kết; đại lý bảo hiểm có trách nhiệm bồi hoàn cho doanh nghiệp bảo hiểm các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã bồi thường cho người được bảo hiểm.
Hợp đồng đại lý bảo hiểm phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
– Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;
– Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm;
– Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;
– Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;
– Hoa hồng đại lý bảo hiểm;
– Thời hạn hợp đồng;
– Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.