Sử dụng ma túy khi lái xe không những là một trường hợp bị truy tố trách nhiệm hình sự, mà đó còn là cơ sở để các lực lượng chức năng xử lý vi phạm hành chính người điều khiển xe. Việc điều khiển xe khi trong cơ thể có chất gây nghiện là một trong những trường dễ dàng dẫn đến tai nạn giao thông và gây nên những hậu quả nghiệm trọng không đáng có cho người dân tham gia giao thông đường bộ nhất. Chính vì thế, pháp luật đã đưa ra những quy định về xử phạt hành chính trong trường hợp lái xe sử dụng ma túy để kiểm soát và ngăn chặn tình trạng này diễn ra. Vậy điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy xử phạt thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho bạn, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy xử phạt thế nào?
Xử phạt lái xe sử dụng ma túy đối với phương tiện điều khiển là xe ô tô
Lái xe đường dài sử dụng ma túy đang là một tình trạng được quan tâm dạo gần đây. Mặc dù nhận biết được tác hại của việc sử dụng ma túy, nhưng vì nhu cầu và điều kiện của lái xe mà nhiều người vẫn bất chấp sức khỏe của bản thân, bất chấp pháp luật mà sử dụng ma túy khi lái xe và tạo nên mối nguy hiểm cho xã hội cũng như những người tham gia giao thông khác.
Đối với trường hợp xử lý lái xe sử dụng ma túy mà phương tiện điều khiển là ô tô, Khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về vấn đề này cụ thể như sau:
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Ngoài hình thức phạt tiền như trên, người lái xe sử dụng chất kích thích còn chịu hình phạt bổ sung được quy định tại Khoản 11 Điều này như sau:
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, người điều khiển phương tiện là xe ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Mức phạt lái xe sử dụng ma túy là phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng chỉ được áp dụng trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Xử phạt lái xe sử dụng ma túy đối với phương tiện điều khiển là xe máy
Tình trạng sử dụng ma túy khi lái xe không những xuất hiện ở người điều khiển xe ô tô mà còn xuất hiện ở những người điều khiển xe máy. Các lực lượng chức năng có trách nhiệm kiểm tra lái xe sử dụng ma túy để bắt giữ và xử lý hình sự. Tuy nhiên trước đó, họ có quyền áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với những người này.
Trong trường hợp xử lý lái xe sử dụng ma túy mà phương tiện điều khiển là xe máy, Khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về vấn đề này cụ thể như sau:
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i)Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ
Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn bị xử lý phạt bổ sung được quy định tại điểm g, khoản 10 Điều này như sau:
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng
Như vậy, người điều khiển phương tiện là xe ô tô mà trong cơ thể có chất ma túy thì sẽ bị áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Mức phạt lái xe sử dụng ma túy là phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng chỉ được áp dụng trong trường hợp người điều khiển phương tiện không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Mức xử phạt lỗi đi sai làn đường đối với xe máy?
Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện dễ dàng mắc lỗi lấn tuyến đường dẫn đến lỗi sai làn xe máy. Đối với trường hợp này, điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
Như vậy, trường hợp điều khiển phương tiện xe máy mắc vào lỗi đi sai làn đường thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. Trường hợp này không thuộc trường hợp bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe nên bạn chỉ bị phạt tiền mà không bị áp dụng hình phạt bổ sung.
Ngoài ra, trường hợp đi sai làn gây tai nạn giao thông thì mức phạt là từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại điểm c khoản 10 điều 6 Nghị định 100/2019.
Mức xử phạt lỗi đi sai làn đường đối với ô tô?
Người điều khiển phương tiện ô tô nếu không chú ý cũng dễ dàng đi sai làn đường. Trong trường hợp này, nếu bị cảnh sát giao thông lập biên bản thì mức phạt áp dụng được quy định tại điểm đ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
Bên cạnh đó, bạn còn bị áp dụng hình phạt bổ sung được quy định tại điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP đó là:
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
Như vậy, khi điều khiển ô tô mắc lỗi đi không đúng phần đường quy định thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền, bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
Ngoài ra, nếu gây tai nạn giao thông thì người điều khiển phương tiện sẽ bị áp dụng mức phạt là từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo quy định tại điểm a khoản 7 điều 5 và điểm c khoản 10 điều 5 Nghị định 100/2019.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tước giấy phép lái xe và Giữ giấy phép lái xe khác nhau như thế nào?
- Quên không mang giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?
- Lỗi không giấy phép lái xe ô tô phạt bao nhiêu 2021
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy xử phạt thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ; (Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất; trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe) bị phạt:
– Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3; và các loại xe tương tự xe mô tô.
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên; xe mô tô ba bánh.
Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái xã hội được điều chỉnh bằng hệ thống quy phạm pháp luật bắt buộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo và xử sự có văn hóa nhằm bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông; hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.