Hành vi lắp biển số xe không đúng quy định là vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Bài viết của Luật sư 247 sẽ cung cấp thông tin các quy định pháp luật về điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định bị xử lý thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây
Căn cứ pháp lý
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Luật Giao thông đường bộ năm 2008
Quy định về việc lắp biển số xe như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 31 Thông tư 15/2014/TT-BCA quy định”
“Điều 31. Quy định về biển số xe
4. Biển số xe mô tô, gồm 1 biển gắn phía sau xe, kích thước: Chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm. Nhóm số thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe và sêri đăng ký. Nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99. Biển số xe mô tô của tổ chức, cá nhân nước ngoài, nhóm thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe, nhóm thứ hai là ký hiệu tên nước của chủ xe, nhóm thứ ba là sêri đăng ký và nhóm thứ tư là thứ tự xe đăng ký gồm 03 chữ số tự nhiên từ 001 đến 999.”
Như vậy, theo quy định này thì biển số xe mô tô được gắn phía sau xe có kích thước chiều cao 140 mm, chiều dài 190 mm có nhóm số thứ nhất là ký hiệu địa phương đăng ký xe và sêri đăng ký; nhóm số thứ hai là thứ tự xe đăng ký gồm 05 chữ số tự nhiên, từ 000.01 đến 999.99. Do đó, trường hợp biển số xe không đáp ứng các điều kiện nêu trên thì sẽ được coi là lắp biển số xe không đúng quy định.
Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt:
“Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển;”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, xe gắn máy khi điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định, biển số không rõ chữ, số; biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng thì bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Tuy nhiên, nếu biển số xe lắp phía sau đuôi xe bị cong vênh; mờ số, chữ hoặc bị che lấp, bị hỏng thì cảnh sát giao thông cũng có quyền phạt bạn từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Quy định về việc nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ như thế nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.
Như vậy:
Theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Do đó, trường hợp bạn điều khiển xe máy vi phạm lỗi lắp biển số xe không đúng quy định thì mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng thì bạn được phép nộp phạt tại chỗ.
Thủ tục nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ như thế nào?
Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:
“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân; tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này”.
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn nộp phạt tại chỗ thì CSGT ra quyết định xử phạt giao cho bạn 1 bản. Bạn nộp phạt tiền tại chỗ và người thu tiền phạt của bạn giao chứng từ thu tiền phạt cho bạn.
Cách thức phạt vi phạm giao thông
Phạt nóng khi vi phạm giao thông
Phạt nóng là hình thức phạt ngay sau khi vi phạm giao thông; bạn bị CSGT phát hiện vi phạm và được lập biên bản tại nơi vi phạm. Hình thức phạt này phải đóng tiền ngay sau đó; bên cơ quan CSGT sẽ thu giữ các giấy tờ lái xe của người vi phạm. Mọi người đến cơ quan CSGT để nộp phạt lấy lại giấy tờ; hoặc chọn nộp phạt qua bưu điện sau đó giấy tờ cũng được chuyển về tận nhà qua bưu điện.
Phạt nguội khi vi phạm giao thông
Phạt nguội là hình thức phạt sau hay nói chính xác là không bị phạt ngay lúc mà chờ đến một thời gian sau mới thực thi hình phạt. Cơ sở của phạt nguội giao thông đó chính là các camera giao thông đường phố.
Hiện nay trên các tuyến đường phố; đường cao tốc đã có gắn thiết bị giám sát giao thông; trong quá trình tham gia giao thông những xe nào vi phạm đều được ghi lại bằng hình ảnh. Qua quá trình của bên giám sát kiểm tra sẽ cung cấp thông tin vi phạm đầy đủ cho bên cơ quan xử phạt giao thông xử lý.
Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông
Khoản 1 Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
“Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó”.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ?
- Đưa tiền cho cảnh sát giao thông để bỏ qua vi phạm bị xử phạt thế nào?
- Lùi xe trên đường cao tốc bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định bị xử lý thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm:
Cảnh cáo.
Phạt tiền.
Tước giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính.
Trong đó, đối với hành vi vi phạm giao thông, phạt cảnh cáo và phạt tiền là hình thức xử phạt chính, các hình thức còn lại là hình thức xử phạt bổ sung.
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.