Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

21/07/2022
Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
854
Views

Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đại diện theo pháp luật dân sự. Đại diện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 đã có một số điểm nổi bật hơn so với quy định cũ năm 2005. Vậy, đại diện theo quy định của Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư 247 nhé.

Căn cứ pháp lý

Nội dung Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 134. Đại diện

1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”

Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?
Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?

Phân tích Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015

Khái niệm

Khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

Như vậy, đại diện là một quan hệ pháp luật gồm có hai bên chủ thể là người đại diện và người được đại diện. Người đại diện là người nhân danh người được địa diện xác lập quan hệ với người thứ ba, vì lợi ích của người đại diện. Người được đại diện là người tiếp nhận các hậu quả pháp lí từ quan hệ do người đại diện xác lập, thực hiện đúng thẩm quyền đại diện, người được đại diện rất đa dạng, có thể là các cá nhân không có năng lực hành vi, người mất năng lực hành vi dân sự (như người bị bệnh tâm thần nên không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình), người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (vì các lí do nhất định nên bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự), kể cả các cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi cũng có thể ủy quyền cho người khác là đại diện theo ủy quyền của mình nhưng cá nhân sẽ không được người khác đại diện cho mình trong trường hợp pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập thực hiện giao dịch đó.

Đặc điểm

Ngoài các đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự thì quan hệ đại diện có những đặc điểm riêng như sau:

  • Đại diện làm phát sinh hai mối quan hệ cùng tồn tại song song là hệ quan giữa người đại diện và người được đại diện (quan hệ bên trong), quan hệ giữa người đại diện với người thứ ba (quan hệ bên ngoài).
  • Người đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba là nhân danh người được đại diện chứ không phải nhân danh họ. Trước khi giao dịch dân sự được lập ra, người đại diện phải giới thiệu tư cách pháp lí của mình với người thứ ba để người này hiểu hai vấn đề: thứ nhất ai sẽ là người trao đổi lợi ích hay chịu trách nhiệm về hậu quả của giao dịch với họ; thứ hai là thẩm quyền của người đại diện đến đâu, người được đại diện như đã nói ở trên có rất nhiều trường hợp nên phải xác định rõ thẩm quyền, quan hệ của người đại diện với người được đại diện có thể là cha mẹ với con chưa thành niên, người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi…. hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền là bằng chứng cho quan hệ đại diện theo pháp luật
  • Mục đích người đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba là vì lợi ích của người đại diện – quyền và lợi ích của trong quan hệ với người thứ ba được chuyển cho người đại diện. Lợi ích của người đại diện thì được xét trong quan hệ đại diện, tùy theo các trường hợp đại diện và theo thỏa thuận giữa bên đại diện và bên được đại diện mà người đại diện có thể chỉ có nghĩa vụ hoặc có thể được hưởng thù lao.
  • Người đại diện tuy nhân danh người được đại diện và thẩm quyền của họ bị giới hạn trong phạm vi đại diện theo thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật nhưng họ vẫn có sự chủ động trong khi tiến hành các công việc cần thiết để đạt được mục đích là vì lợi ích của người được đại diện.
Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy-định về nội dung gì?
Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy-định về nội dung gì?

Ý nghĩa pháp lý của đại diện

Đại diện có ý nghĩa rất quan trọng trong nhiều trường hợp giao dịch, không phải chủ thể nào cũng có thể tự mình thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình một cách linh hoạt và hiệu quả nhất. Có thể do nhiều nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan mà cá nhân có thể bị hạn chế năng lực hành vi hoặc không có năng lực hành vi, hình thức đại diện theo pháp luật sẽ là một giải pháp giúp họ vẫn được hưởng mọi lợi ích từ các giao dịch thông thường qua người đại diện, những lợi ích mà họ đáng được nhận. Chủ thể trong giao dịch dân sự còn có thể là pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác… là những chủ thể mà quyền lợi mang tính cộng đồng. việc giao dịch bắt buộc phải thông qua hành vi con người. Do đó, chế định đại diện tạo điều kiện và đem lại lợi ích tốt nhất cho các chủ thể ngoài cá nhân.

Những điểm nổi bật của Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015

Khoản 1, Điều 134 Bộ Luật dân sự (BLDS) 2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”

So với quy định tại Điều 139 BLDS 2005 thì Điều 134 BLDS 2015 đã có những thay đổi khi quy định về chủ thể của quan hệ đại diện. Cụ thể: Theo quy định của Điều 134 BLDS 2015 thì chủ thể của quan hệ đại diện (gồm cả bên đại diện và bên được đại diện) chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân chứ không quy định chung chung, bao gồm cả cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác như BLDS 2005 . Quy định này một mặt giúp xác định rõ ràng, cụ thể hơn về chủ thể của quan hệ đại diện, mặt khác thể hiện sự thống nhất với phạm vi điều chỉnh của BLDS 2015, theo đó BLDS 2015 chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự của cá nhân, pháp nhân (Điều 1 BLDS), không bao gồm các chủ thể khác (hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) như BLDS 2005.

Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung gì?
Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung gì?

Khoản 2 Điều 134 BLDS 2015 đã quy định: Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Như vậy, BLDS 2015 đã bãi bỏ cụm từ “chủ thể khác” trong BLDS 2005. Việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện chỉ có cá nhân và pháp nhân mới được xác lập giao dịch thông qua người đại diện còn các chủ thế khác theo quy định của BLDS thì không có quyền này.

Ngoài ra, tồn tại một điểm bất cập theo quy định của Khoản 3 Điều 134 BLDS năm 2015: “Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập thực hiện”. Quy định này có thể hiểu, trong trường hợp pháp luật không quy định, người đại diện không nhất thiết phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, hay nói cách khác, người vô năng có thể là đại diện. Như vậy, BLDS năm 2015 đã bỏ qua các giao dịch xác lập và thực hiện với người vô năng và bỏ qua các hậu quả pháp lý liên quan tới người được đại diện trong trường hợp lựa trao quyền cho người vô năng.

Tóm lại, theo quy định của Điều 134 BLDS 2015, đại diện là việc một cá nhân, pháp nhân (gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của một cá nhân, pháp nhân khác (gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Mục đích của việc xác lập quan hệ đại diện là để giúp người được đại diện giao dịch với một bên thứ ba, thông qua người đại diện. Khi đó, người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập các quyền và nghĩa vụ với người thứ ba, gây hậu quả pháp lý đến người được đại diện.

Ý nghĩa của Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015

Chế định đại diện theo quy định của BLDS 2015 có nhiều điểm mới so với quy định của BLSD 2005. Có thể thấy là những sửa đổi, bổ sung của BLDS 2015 về đại diện có ý nghĩa rất quan trọng nhằm tạo điều kiện pháp lý tốt hơn trong việc trợ giúp cá nhân, pháp nhân thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 134 Bộ luật Dân sự 2015 có nội dung gì nổi bật?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện của người đại diện là gì?

Người đại diện (cả người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền) là phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Ngoại lệ riêng đối với đại diện theo uỷ quyền thì người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể là người đại diện giao theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Chủ thể của quan hệ đại diện là ai?

Chủ thể của quan hệ đại diện (gồm cả bên đại diện và bên được đại diện) chỉ bao gồm cá nhân và pháp nhân chứ không quy định chung chung, bao gồm cả cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác . Quy định này một mặt giúp xác định rõ ràng, cụ thể hơn về chủ thể của quan hệ đại diện, mặt khác thể hiện sự thống nhất với phạm vi điều chỉnh của BLDS 2015, 

Căn cứ xác lập quyền đại diện là gì?

Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ xác lập quyền đại diện theo cách thức liệt kê. Nêu chính xác đại diện bao gồm những cách xác lập nào.
Đại diện theo ủy quyền xác lập theo ý chí giữa người được đại diện và người đại diện còn đại diện theo pháp luật xác lập theo quy định pháp luật, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân.
Hiện nay, pháp luật dân sự đồng ý cho quan hệ này được xác lập thông qua cả hành động, lời nói và văn bản. Trong các trường hợp cụ thể tại các luật chuyên ngành thì đại diện theo ủy quyền bắt buộc phải được lập bằng văn bản và có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ: đại diện theo ủy quyền liên quan đến các vấn đề đất đai, các loại động sản khác phải đăng ký quyền sở hữu,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.