Điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật

02/04/2022
Điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật
4308
Views

Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh. Điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật là gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của luật sư 247.

Điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật

  • Về giống nhau: Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện. Từ đó tạo cho con người có lối sống lành mạnh, tốt đẹp, giúp cho xã hội ngày càng văn minh và phát triển.
  • Về khác nhau: Sử dụng pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện tùy theo ý chí của chủ thể. Còn các hình thức còn lại là buộc phải thực hiện.

Điểm giống và khác nhau hình thức thực hiện pháp luật

Về khái niệm

  • Tuân thủ pháp luật: Chủ thể pháp luật kiềm chế mình để không thực hiện điều pháp luật cấm.
  • Thi hành pháp luật: Chủ thể pháp luật chủ động thực hiện điều pháp luật yêu cầu.
  • Sử dụng pháp luật: Chủ thể pháp luật thực hiện điều mà pháp luật cho phép.
  • Áp dụng pháp luật: Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định.

Về bản chất

  • Tuân thủ pháp luật: Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng “hành vi không hành động”.
  • Thi hành pháp luật: Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức “hành vi hành động”.
  • Sử dụng pháp luật: Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép. Đó có thể là “hành vi hành động” hoặc “hành vi không hành động” tùy quy định pháp luật cho phép.
  • Áp dụng pháp luật: Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, nó vừa là một hình thức thực hiện pháp luật, vừa là một giai đoạn mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thể pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật -> Mang tính quyền lực nhà nước. Được thể hiện dưới hình thức “hành vi hành động” và “hành vi không hành động”.

Về chủ thể thực hiện

  • Tuân thủ pháp luật: Mọi chủ thể.
  • Thi hành pháp luật: Mọi chủ thể.
  • Sử dụng pháp luật: Mọi chủ thể.
  • Áp dụng pháp luật: Chỉ cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về hình thức thực hiện

  • Tuân thủ pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm đoán. Tức là quy phạm buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định
  • Thi hành pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt buộc. Theo đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động, hợp pháp.
  • Sử dụng pháp luật: Thường được thể hiện dưới những quy phạm trao quyền. Tức pháp luật quy định về quyền hạn cho các chủ thể.
  • Áp dụng pháp luật: Tất cả các loại quy phạm vì nhà nước có nghĩa vụ cũng như quyền hạn tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.

Về tính bắt buộc thực hiện

  • Tuân thủ pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.
  • Thi hành pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.
  • Sử dụng pháp luật: Các chủ thể có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép tùy theo ý chí của mình, phụ thuộc vào sự lựa chọn của từng chủ thể chứ không bị ép buộc phải thực hiện.
  • Áp dụng pháp luật: Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có sự lựa chọn.
Thực hiện pháp luật là gì? Đặc điểm và ý nghĩa thực hiện pháp luật?

Ví dụ

  • Tuân thủ pháp luật: Pháp luật cấm hành vi mua, bán dâm. Do đó, “không thực hiện hành vi mua, bán dâm” được xem là tuân thủ pháp luật.
  • Thi hành pháp luật: Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân/ thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, nếu không thuộc trường hợp miễn thuế/đối tượng không chịu thuế thì chủ thể đóng thuế được xem là “thi hành pháp luật”.
  • Sử dụng pháp luật: Khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị B xâm phạm, A có quyền khởi kiện B ra tòa án vì pháp luật trao cho A quyền được khởi kiện B ra tòa án có thẩm quyền. Khi đó, A được xem là đang “sử dụng pháp luật”.
  • Áp dụng pháp luật: Khi A khởi kiện B ra tòa, tòa án đó có trách nhiệm xem xét và thụ lý đơn khởi kiện của A. Theo đó, tòa án được xem là cơ quan “áp dụng pháp luật”.

Thực hiện pháp luật gồm mấy hình thức?

Thực hiện pháp luật gồm có 4 hình thức. Đó là:

  • Sử dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình làm những điều pháp luật cho phép
  • Thi hành pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
  • Tuân thủ pháp luật: cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
  • Áp dụng pháp luật: cá nhân, tổ chức thực hiện pháp luật với sự tham gia, can thiệp của nhà nước.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân gia đình, xác nhận tình trạng độc thân, …; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Điểm giống nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật

Đều là những hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của người thực hiện. Từ đó tạo cho con người có lối sống lành mạnh, tốt đẹp, giúp cho xã hội ngày càng văn minh và phát triển.

Các hình thức thực hiện pháp luật?

Sử dụng pháp luật
Thi hành pháp luật
Tuân thủ pháp luật
Áp dụng pháp luật

Yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật?

Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của một người. Một thanh niên sống trong một môi trường văn hóa trong sạch, lành mạnh sẽ có ý thức, hành vi thực hiện pháp luật cao hơn một người sống trong môi trường có nhiều tệ nạn xã hội, tội phạm.

3.6/5 - (7 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.