Trong xu hướng hội nhập hóa toàn cầu, người nước ngoài làm việc tại công ty Việt Nam là điều không còn mới mẻ. Tuy vậy, các giấy tờ, tài liệu được cấp tại nước ngoài muốn công nhận tại Việt Nam thì cần được hợp pháp hóa lãnh sự. Vậy câu hỏi đặt ra là trình tự, thủ tục thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự gồm những bước gì? Dưới đây Luật sư X sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quy trình thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự; thông qua bài viết Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự trọn gói tại Sóc Trăng.
Cơ sở pháp lý
Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
Khoản 2 điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP quy định:
“Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.
Có thể thấy, bản chất của việc hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là việc xác thực con dấu, chữ ký, chức danh trên tài liệu là có thực hay không. Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự không có trách nhiệm về nội dung, hình thức của tài liệu được chứng nhận lãnh sự.
Hồ sơ thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự
- 01 Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK.
- Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân; hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc 01 bản chụp giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực.
- Giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự. (đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận).
- 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự.
- 01 bản dịch giấy tờ, tài liệu đề nghị được hợp pháp hóa lãnh sự sang tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu giấy tờ, tài liệu đó không được lập bằng các thứ tiếng này). Bản dịch không phải chứng thực. Người nộp hồ sơ phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản dịch.
- 01 bản chụp bản dịch giấy tờ, tài liệu.
- 01 phong bì có ghi rõ địa chỉ người nhận. (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).
Trường hợp cần kiểm tra tính xác thực của giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, cán bộ tiếp nhận hồ sơ có thể yêu cầu người đề nghị chứng nhận lãnh sự xuất trình bổ sung bản chính giấy tờ, tài liệu có liên quan và nộp 01 bản chụp giấy tờ, tài liệu này.
Cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 01/2012/TT-BNG thì các cơ quan có thẩm quyền hợp pháp hóa lãnh sự gồm có:
- Cục Lãnh sự (Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội)
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: 6 Alexandre de Rhodes, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh)
- Sở/Phòng/Bộ phận Ngoại vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi chung là cơ quan ngoại vụ địa phương)
Thông tin chi tiết tại Địa chỉ: lanhsuvietnam.gov.vn
Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Khi chuẩn bị hồ sơ, cần phải lưu ý một số trường hợp sau:
Các giấy tờ tài liệu được miễn hợp pháp hóa lãnh sự:
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên; hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
- Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
- Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.
Các giấy tờ, tài liệu không được hợp pháp hóa lãnh sự:
- Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.
- Giấy tờ, tài liệu giả mạo hoặc được cấp, chứng nhận sai thẩm quyền theo quy định pháp luật.
- Giấy tờ, tài liệu có chữ ký; con dấu không phải là chữ ký gốc, con dấu gốc.
- Giấy tờ, tài liệu có nội dung xâm phạm lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Người đề nghị có thể lựa chọn địa điểm nộp hồ sơ thuận tiện nhất với mình, theo đó:
a. Tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao). Địa chỉ: 40 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội
b. Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh (Bộ Ngoại giao). Địa chỉ: 6 Alexandre de Rhodes, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
c. Trụ sở của các cơ quan Ngoại vụ địa phương
Bước 3. Chờ giải quyết hồ sơ
Thời hạn giải quyết là 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hồ sơ có số lượng từ 10 giấy tờ, tài liệu trở lên thì thời hạn giải quyết có thể dài hơn nhưng không quá 05 ngày làm việc. Thời hạn giải quyết quy định về thời hạn này được tính trên cơ sở số lượng giấy tờ, tài liệu đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự; không kể giấy tờ, tài liệu đó có một hay nhiều trang.
Bước 4. Nhận kết quả
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Bộ Ngoại giao. Ngay sau khi nhận được trả lời, Bộ Ngoại giao giải quyết và thông báo kết quả cho người đề nghị.
Nhận kết quả trực tiếp tại trụ sở cơ quan theo giấy biên nhận hồ sơ; hoặc hồ sơ được gửi trả qua đường bưu điện cho đương sự.
Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự
Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự được quy định tại Điều 8 Nghị định 111/2011/NĐ-CP và Thông tư 157/2016/TT-BTC. Theo đó, người đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự phải nộp các chi phí sau:
- Người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải nộp lệ phí.
- Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
- Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, người đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự phải trả cước phí bưu điện hai chiều.
Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Sóc Trăng của Luật sư X
Luật sư X là công ty chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục, hành chính, giấy tờ nhân thân chuyên nghiệp. Trong quá trình trích lục hồ sơ gốc để phục vụ định cư, cư trú, kết hôn, khai sinh tại nước ngoài của người Việt, chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ hợp pháp hoá giấy tờ với số lượng hàng nghìn trường hợp.
Để thuận tiện hơn cho công việc quý khách hàng, Luật sư X sẽ thực hiện:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến quy định mới trong hợp pháp hoá lãnh sự;
- Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
- Cam kết tính hợp lệ, hợp pháp và có giá trị sử dụng trong mọi trường hợp;
- Nhận uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách.
Tại sao nên chọn dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Sóc Trăng của Luật sư X?
Dịch vụ chuyên nghiệp uy tín: Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp thực hiện; đảm bảo chuyên môn để hỗ trợ quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện.
Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Bảo mật thông tin hách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Tham khảo các bài viết khác của chúng tôi:
- Hướng dẫn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Bình Định
- Hướng dẫn thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Đà Nẵng
Thông tin Liên hệ Luật sư X
Với mong muốn:
- Quý khách hàng tiết kiệm được thời gian và công sức
- Quý khách hàng không còn phải đau đầu nghiên cứu hồ sơ và thủ tục
- Quý khách hàng được nhận kết quả tận nhà thật thuận tiện.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự trọn gói tại Sóc Trăng”. Quý khách có nhu cầu thực hiện Hợp pháp hóa lãnh sự hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được phục vụ tốt nhất: 0833 102 102
Câu hỏi thương gặp
Hợp pháp hóa lãnh sự giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; là thủ tục mà cơ quan lãnh sự sẽ xác thực tình trạng quan hệ hôn nhân của một người; đang ở trạng thái là kết hôn, ly hôn hay độc thân. Qua đó xác minh người đó có đủ tư cách pháp lý để kết hôn với người nước ngoài hay không
Điều 6 Thông tư số 01/2020/TT-BTP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký; và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định không phải hợp pháp hóa lãnh sự khi chứng thực bản sao từ bản chính. Theo đó, điều chỉnh đối với hoạt động chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký.
Quy định người Việt Nam xuất trình hợp pháp hóa lãnh sự Giấy phép lái xe; hoặc bằng lái xe của nước ngoài theo quy định của pháp luật về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự; trừ các trường hợp được miễn trừ theo quy định của pháp luật, để bảo đảm tính thống nhất với quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 111/2011/NĐ-CP về chứng nhận lãnh sự hợp pháp hóa lãnh sự: Để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam; các giấy tờ, tài liệu của nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự; trừ trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định.