Xin chào Luật sư, tôi là công dân sinh sống trong một xã nhỏ thuộc tỉnh thành vùng rừng núi phía Bắc. Mới gần đây, xã tôi có thêm nhiều cán bộ, công chức mới được phân về xã làm việc. Trong số đó có cán bộ địa chính xã. Tôi nghe mội người nói cán bộ địa chính xã sẽ phụ trách mọi vấn đề liên quan tới đất đai ở xã; như tranh chấp quyền sử dụng đất, giải quyết vấn đề về lấn chiếm đất đai. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư là địa chính xã có quyền hạn gì đối với đất đai tại địa phương?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Luật cán bộ, công chức năm 2008
Luật cán bộ, công chức và viên chức sửa đổi 2019
Nội dung tư vấn
Hiện nay, mỗi vị trí cán bộ, công chức, viên chức đảm nhiệm các chức vụ trong bộ máy Nhà nước Việt Nam đảm nhận mỗi vai trò và chức năng riêng. Vậy địa chính xã có vai trò, nhiệm vụ và có thẩm quyền gì hãy cùng Luật sư 247 giải đáp thắc mắc ngay sau đây:
Thế nào là công chức địa chính xã?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì Công chức là công dân Việt Nam; được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ; chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam; Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức địa chính: là chức danh gọi tắt của công chức Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với đơn vị hành chính phường, thị trấn); hoặc công chức Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với đơn vị hành chính là xã).
Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức địa chính xã?
Tại Điều 6 Thông tư 06/2012/TT-BNV thì công chức địa chính cấp xã bao gồm có các nhiệm vụ như sau:
“1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ; quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị; giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ
a) Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai; địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch; xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;
c) Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ; và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai; tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình; và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định; hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành; và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao”.
Công chức địa chính xã có quyền hạn gì khi giải quyết tranh chấp đất đai?
Thủ tục hòa giải khi có tranh chấp đất đai:
Theo khoản 2 Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định như sau:
“1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ; tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất; quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường; thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân; Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp; thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản; gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp; nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.”
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải; các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”
Vai trò của địa chính xã trong hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở:
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 06/2012/TT-BNV thì công chức địa chính cấp xã bao gồm có các nhiệm vụ sau đây:
Tham mưu, thực hiện các công việc giúp cho Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành tổ chức thực hiện các nhiệm vụ; quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực; bao gồm đất đai, môi trường, tài nguyên, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp; và các công việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo các quy định của pháp luật.
Giám sát về mặt kỹ thuật của các công trình xây dựng; chỉ thực hiện nhiệm vụ này đối với các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;
Tổ chức và tham gia các cuộc vận động đối với nhân dân trên địa bàn xã, phường; thị trấn để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường;
Tiến hành xây dựng, hoàn thiện các hồ sơ, văn bản về đất đai; các văn bản về việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xem xét và quyết định;
Tiến hành công việc thu thập thông tin, tổng hợp các số liệu; các tài liệu và tiến hành xây dựng lập các báo cáo về các vấn đề; bao gồm: đất đai, môi trường và đa dạng sinh học, về địa giới hành chính, tài nguyên; công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông; nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, địa giới hành chính nơi công chức địa chính công tác;
Công chức địa chính thực hiện công tác chủ trì; phối hợp với các công chức khác để thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ về đất đai; thẩm tra xác định nguồn gốc, hiện trạng của việc đăng ký và sử dụng đất đai, biến động về đất đai; tình trạng tranh chấp đất đai trên địa bàn địa chính công tác;
Theo quy định trên, khi hòa giải tranh chấp đất đai; phải thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai. Địa chính xã chỉ có thẩm quyền chủ trì; phối hợp với công chức khác để thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc; hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạnh tranh chấp đất đai trên địa bàn.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND
- Giết người vì tranh chấp đất đai bị đi tù mấy năm?
- Vi phạm quy định về quản lý đất đai bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Địa chính xã có quyền hạn gì đối với đất đai tại địa phương?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ địa chính là tập hợp tài liệu thể hiện thông tin chi tiết về hiện trạng và tình trạng pháp lý của việc quản lý, sử dụng các thửa đất, tài sản gắn liền với đất để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai và nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan (theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).
Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.