Đi xe máy tự chế bị xử lý như thế nào theo quy định?

02/10/2021
Đi xe máy tự chế bị xử lý như thế nào theo quy định?
1131
Views

Đi xe máy tự chế bị xử lý như thế nào theo quy định?

Xin chào Luật sư. Tôi làm nghề buôn bán hoa quả. Sắp tới chồng tôi dự định tự chế xe máy để chở hàng cho tiện. Như vậy, tôi có thể đi xe máy tự chế khi tham gia giao thông không? Nếu đi xe máy tự chế, tôi có bị phạt không? Đi xe máy tự chế bị xử lý như thế nào theo quy định? Xin luật sư giải đáp giúp tôi. Cảm ơn Luật sư!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 đã ghi nhận câu hỏi và xin phép được giải đáp câu hỏi của bạn như sau

Căn cứ pháp lý

Xe tự chế là gì?

Theo chỉ thị số 46 ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 32 ngày 28/12/2007 của ngành Công an – Bộ giao thông vận tải, kể từ ngày 01/01/2008 cấm lưu hành đối với các loại xe tương tự xe “Tự chế”.

Xe tự chế bao gồm: Xe công nông; xe máy kéo nhỏ phục cho phục cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và xe thô sơ 3 bánh, xe bốn bánh, trừ xe 3 bánh dùng làm phương tiện của thương binh, xe tự chế cho người tàn tật, có đăng ký, biển số..

Như vậy, theo quy định của pháp luật, không được phép đi xe máy tự chế.

Đi xe máy tự chế bị xử lý như thế nào theo quy định?

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP :

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông.

Xử phạt bổ sung: Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này bị tịch thu phương tiện và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Mặt khác căn cứ Khoản 4 Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt

Như vậy căn cứ quy định của pháp luật thì việc cảnh sát giao thông xử phạt bạn 900.000 đồng và tịch thu phương tiện về lỗi Điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông là phù hợp quy định của pháp luật.

Đi xe máy tự chế gây tai nạn bị phạt như thế nào?

Theo điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm của Bộ Luật Dân sự 2015.

Người lái xe máy tự chế gây tai nạn phải bồi thường theo quy định.

  • Đi xe máy tự chế gây tai nạn sẽ phải bồi thường trách nhiệm như sau:
  • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa; bồi dưỡng; phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất; bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Ngoài ra, còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Đi xe máy tự chế làm chết người đi tù mấy năm?

Khoản 2 Điều 260 Bộ Luật Hình Sự 2015 có đề cập rõ về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, theo đó:

Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

Do đó, hành vi đi xe máy tự chế làm chết người sẽ bị đi tù từ 01 đến 05 năm.

Xem thêm: Để người chưa đủ tuổi điều khiển xe máy có bị xử phạt?

Giải quyết vấn đề

Như vậy, đi xa máy tự chế là hành vi gây nguy hiểm. Do đó, chúng ta không nên đi xe máy tự chế để đẩm bảo an toàn cho mình và cho những người tham gia giao thông khác.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Đi xe máy tự chế bị xử lý như thế nào theo quy định? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Không đội mũ bảo hiểm bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối với người điều khiển hay người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm lỗi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông sẽ phải chịu khung hình phạt là phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.

Lỗi chạy quá tốc độ là gì?

Lỗi Chạy quá tốc độ là việc người điều khiển phương tiện điều khiển xe chạy vượt quá tốc độ cho phép (Ví dụ: Điều khiển xe máy chạy với tốc độ 60km/h trên đoạn đường có biển báo cấm vượt quá tốc độ 50km/h với xe máy

Ai bị xử phạt khi không đội mũ bảo hiểm?

Người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt nếu:
Bản thân không đội mũ bảo hiểm;
Chở người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm.
Người ngồi sau xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện sẽ bị xử phạt khi bản thân họ không đội mũ bảo hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Để lại một bình luận