Đi nghĩa vụ quân sự mà đào ngũ thì bị xử lý ra sao?

13/09/2021
Đi nghĩa vụ quân sự mà đào ngũ thì bị xử lý ra sao?
896
Views

Nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mọi thanh niên Việt Nam khi đến tuổi. Xét về khía cạnh nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc; nghĩa vụ quân sự là biểu hiện thực tế chứng minh bằng hành động. Xét về khía cạnh xây dựng con người; nghĩa vụ được cho là trải nghiệm giúp thanh niên trưởng thành hơn cả về thể chất và trí lực. Tuy nhiên, hiện tượng đào ngũ trong thời gian đi nghĩa vụ không phải không có. Vậy, đi nghĩa vụ quân sự mà đào ngũ thì bị xử lý ra sao? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017;

Luật nghĩa vụ quân sự 2015;

Nghị định 120/2013/NĐ-CP;

Thông tư 16/2020/TT-BQP.

Nội dung tư vấn

Nghĩa vụ quân sự là gì?

Nghĩa vụ quân sự là một nghĩa vụ bắt buộc của công dân khi đủ các điều kiện nhất định. Ở những nước có quy định việc thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc; công dân được yêu cầu phải gia nhập quân đội trong một thời gian nhất định; không phụ thuộc vào ý chí mong muốn hay không mong muốn chủ quan của người đó phục vụ trong quân đội. Nếu không chấp hành nghĩa vụ quân sự; công dân đó có thể phải đối mặt với sự trừng phạt của pháp luật.

Cụ thể, điều 4 luật nghĩa vụ quân sự 2015 có quy định:

Điều 4. Nghĩa vụ quân sự

1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.

Đi nghĩa vụ quân sự mà đào ngũ thì bị xử lý ra sao?

Xử lý hình sự

Tội đào ngũ được quy định tại Điều 402, Chương XXV Các tội tội phạm xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu của BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cụ thể:

Điều 402. Tội đào ngũ

1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;

b) Lôi kéo người khác phạm tội;

c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;

d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Trong chiến đấu;

b) Trong khu vực có chiến sự;

c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;

d) Trong tình trạng khẩn cấp;

đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Tội đào ngũ được thể hiện ở hành vi rời bỏ đơn vị không có ý định trở lại nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Đào ngũ có thể được thực hiện bằng việc quân nhân tự ý rời bỏ đơn vị một cách trái phép (hành động) hoặc không có mặt tại đơn vị một cách trái phép để nhận nhiệm vụ (không hành động). Khung hình phạt cao nhất cho tôi này là 12 năm tù giam.

Xử lý hành chính

Đối với hành vi đào ngũ nhưng chưa gây hậu quả nghiệm trọng và không phải tái phạm; thì sẽ được xem xét xử lý hành chính theo khoản 1 điều 8 Nghị định 120/2013/NĐ-CP:

Điều 8. Vi phạm quy định về thực hiện nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đào ngũ khi đang làm nghĩa vụ quân sự phục vụ tại ngũ trong thời bình nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng, mà đơn vị quân đội cấp Trung đoàn và tương đương đã gửi giấy thông báo đào ngũ và cắt quân số cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quân sự cấp huyện;

Hình thức kỉ luật cảnh cáo

Bên cạnh đó, điều 20 thông tư 16/2020/TT-BQP cũng quy định hình phạt đối với hành vi đào ngũ dành cho các trường hợp không được quy định trong luật hình sự 2015:

Điều 20. Đào ngũ

1. Tự ý rời khỏi đơn vị lần đầu quá 03 (ba) ngày đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng; quá 07 (bảy) ngày đối với hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không thuộc các trường hợp được quy định tại Bộ luật hình sự thì bị kỷ luật từ cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.

2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:

a) Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;

b) Khi đang làm nhiệm vụ;

c) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;

d) Lôi kéo người khác tham gia.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tửxác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự là bao nhiêu?

– Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
– Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật nghĩa vụ quân sự 2015 đủ 18 tuổi trở lên.

Rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong thời chiến là sao?

Rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự trong thời chiến là tranh ở nước ta; tình trạng chiến tranh do Chủ tịch nước công bố theo quyết định của Quốc hội hay Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Đối tượng nào được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Đối tượng được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm: Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Nghĩa vụ quân sự

Trả lời