Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép không?

18/10/2022
Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép không
384
Views

Đi nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ vẻ vang của công dân Việt Nam. Được phục vụ trong môi trường quân đội sẽ là điều kiện tốt để mỗi thanh niên phấn đấu rèn luyện. Thời gian nhập ngũ huấn luyện là 2 năm. Tuy không phải là một thời gian dài nhưng cũng không ngắn khi các chiến sĩ phải xa gia đình. Do vậy, nhiều người thắc mắc rằng Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép không ? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

Nghĩa vụ quân sự là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau:

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Độ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự theo quy định

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định

Theo giải thích tại khoản 1 Điều 3 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì:

Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân“.

Tại Điều 12 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:

1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên”

Về độ tuổi gọi nhập ngũ. Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định như sau:

“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi”

Theo đó thì độ tuổi tối thiểu gọi nhập ngũ là 18 tuổi và tối đa là 27 tuổi

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì khi đủ 17 tuổi đối với công dân nam và đủ 18 tuổi khi đáp ứng đầy đủ các điều đối với công dân nữ thì được đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự. Đủ 18 tuổi trở lên được gọi nhập ngũ đến hết 25 tuổi; đối tượng đào tạo cao đẳng, đại học là đến hết 27 tuổi.

Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép không
Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép không

Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép không?

Điều 50 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân, theo đó : “Từ tháng thứ mười ba trở đi, được nghỉ phép theo chế độ; các trường hợp nghỉ vì lý do đột xuất khác do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định”.

Theo tinh thần của điều luật có thể thấy, công dân khi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự từ tháng thứ mười ba trở đi có quyền được nghỉ phép theo chế độ hoặc vì lý do khác theo quy định của pháp luật. Việc quy định về chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ như vậy là hoàn toàn phù hợp.

Về chế độ nghỉ phép này được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định 27/2016/NĐ-CP theo đó:

  • Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định pháp luật hiện hành.
  • Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định pháp luật hiện hành.

Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.

Con người ta ai cũng có nỗi nhớ nhà, nhớ người thân; việc pháp luật quy định cho phép công dân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự được về phép tạo điều kiện cho họ về thăm quê hương, gia đình; cũng như giúp cho họ làm tròn bổn phận của một người con, người cha (mẹ), người chồng (người vợ),…; ngoài ra, đây cũng như là một “phần thưởng” cho sự phấn đấu, công sức mà họ đã bỏ ra.

Sau 3 tháng tân binh có được về phép không?

Hiện nay chế độ nghỉ phép của quân nhân, hạ sỹ quan được quy định tại Nghị định 27/2016/NĐ-CP và Thông tư 95/2016/TT-BQP, cụ thể như sau:

Điều 3. Chế độ nghỉ phép đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ

1. Hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì được nghỉ phép hàng năm; thời gian nghỉ là 10 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

2. Hạ sĩ quan, binh sĩ là học viên các học viện, nhà trường trong, ngoài Quân đội, thời gian học từ một năm trở lên có thời gian nghỉ hè giữa hai năm học thì thời gian nghỉ này được tính là thời gian nghỉ phép và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

3. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán bằng tiền. Mức tiền thanh toán một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh.

4. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã nghỉ phép năm theo chế độ, nếu gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn nặng hoặc bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng và con đẻ, con nuôi hợp pháp từ trần, mất tích hoặc hạ sĩ quan, binh sĩ lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì được nghỉ phép đặc biệt, thời gian không quá 05 ngày (không kể ngày đi và về) và được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường theo quy định hiện hành.

Theo các quy định đã nêu ở trên, binh sĩ phục vụ tại ngũ từ tháng thứ mười ba trở đi thì mới được nghỉ phép năm. Như vậy sau 3 tháng nhập ngũ thì tân binh chưa được duyệt chế độ nghỉ phép.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “ Đi nghĩa vụ quân sự có được về phép không ”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang có ý định ly hôn và không biết việc mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm; dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân sẽ như thế nào hoặc để được giải đáp các thắc mắc về thủ tục ly hôn một cách nhanh chóng nhất, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự là bao lâu?

Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự. Cụ thể như sau:
– Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
– Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ trong tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được thực hiện theo lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ.”
Như vậy, theo tinh thần của quy định nêu trên thì thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự là 24 tháng.

Những ngày không thể giải quyết cho nghỉ phép binh sĩ, hạ sĩ quan có được thanh toán bằng tiền không

Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ đủ điều kiện được nghỉ phép năm theo quy định nhưng do yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu hoặc ở những nơi điều kiện đi lại khó khăn không thể giải quyết cho nghỉ phép thì được thanh toán chế độ nghỉ phép. Theo đó, mức tiền thanh toán cho một ngày không nghỉ phép bằng mức tiền ăn cơ bản một ngày của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh theo quy định tại thời điểm không nghỉ phép; số ngày được thanh toán cao nhất của mỗi hạ sĩ quan, binh sĩ là 10 ngày. Không được thanh toán tiền tàu, xe, tiền phụ cấp đi đường và thời gian được tính là ngày đi đường.

Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự

Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự, gồm:
Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
Công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.