Đền bù trong trường hợp phạt tù gây oan sai như thế nào?

17/09/2022
Đền bù trong trường hợp phạt tù gây oan sai như thế nào?
352
Views

Những năm vừa qua, nước ta xảy ra nhiều vụ án oán sai khiến nhiều người phải ngồi tù oan nhiều năm. Điển hình có thể kể đến vụ án oan sai lớn gây xôn xao dư luận như: Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn… Vậy quy định pháp luật về việc đền bù trong trường hợp phạt tù gây oan sai như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Oan sai được hiểu là như thế nào?

Công dân bị khởi tố, tạm giam, tạm giữ nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án, trả tự do vì hết thời hạn tạm giam, tạm giữ mà không chứng minh được người đó đã thực hiện hành vi phạm tội, hoặc người đó chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc chứng minh được hành vi của người đó không cấu thành tội phạm.

Công dân đã bị truy tố ra Tòa án để xét xử nhưng Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc bản án kết tội của Tòa án cấp dưới bị Tòa án cấp trên hủy, tuyên bị cáo không có tội.

Công dân bị truy tố, xét xử, kết án theo một tội danh nặng hơn so với tội danh trên thực tế đã phạm và bản án đã được Tòa án cấp trên sửa theo hướng nhẹ hơn.

Bồi thường oan sai cần tuân thủ nguyên tắc nào?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, nguyên tắc bồi thường của Nhà nước được quy định như sau:

Việc giải quyết yêu cầu bồi thường được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực, đúng pháp luật; được tiến hành trên cơ sở thương lượng giữa cơ quan giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện tại cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại

Người yêu cầu bồi thường đã yêu cầu một trong các cơ quan giải quyết bồi thường quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật này giải quyết yêu cầu bồi thường và đã được cơ quan đó thụ lý giải quyết thì không được yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 52 của Luật này.

Nhà nước giải quyết yêu cầu bồi thường sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hoặc kết hợp giải quyết yêu cầu bồi thường trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính tại Tòa án đối với yêu cầu bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án hình sự, thi hành án dân sự theo quy định của Luật này.

Trường hợp người bị thiệt hại có một phần lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì Nhà nước chỉ bồi thường phần thiệt hại sau khi trừ đi phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người bị thiệt hại

Trình tự, thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị oan sai

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu bồi thường

  • Nội dung gồm có: Văn bản yêu cầu bồi thường; Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp người bị thiệt hại không được gửi hoặc không thể có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường; Giấy tờ chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại; Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc yêu cầu bồi thường (nếu có).
  • Người yêu cầu bồi thường (sau đây gọi là người yêu cầu) nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới cơ quan giải quyết bồi thường hoặc Sở Tư pháp trong trường hợp chưa xác định cơ quan giải quyết bồi thường.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

  • Nhận hồ sơ trực tiếp: Cơ quan giải quyết bồi thường tiếp nhận hồ sơ và ghi vào sổ; cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu.
  • Nhận hồ sơ qua bưu điện: trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người yêu cầu.

Bước 3: Thụ lý hồ sơ và cử người giải quyết bồi thường

  • Thụ lý hồ sơ: Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan giải quyết bồi thường phải thụ lý hồ sơ và vào sổ thụ lý.
  • Cử người giải quyết bồi thường: Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết bồi thường phải cử người giải quyết bồi thường.

Bước 4: Xác minh thiệt hại

  • Người giải quyết bồi thường có trách nhiệm thực hiện việc xác minh được yêu cầu trong hồ sơ.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ, người giải quyết bồi thường phải hoàn thành việc xác minh thiệt hại. Đối với trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp, thời hạn xác minh thiệt hại là 30 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.

Bước 5: Thương lượng việc bồi thường

  • Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, cơ quan giải quyết bồi thường phải tiến hành thương lượng việc bồi thường.
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày tiến hành thương lượng, việc thương lượng phải được hoàn thành. Đối với trường hợp nhiều tình tiết tiết phức tạp hơn, thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày.

Bước 6: Quyết định giải quyết bồi thường

  • Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.
  • Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường.

Khoản tiền bồi thường cho người oan sai do ai chi trả?

Điều 60 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về kinh phí bồi thường như sau:

Điều 60. Kinh phí bồi thường

Đền bù trong trường hợp phạt tù gây oan sai như thế nào?
Đền bù trong trường hợp phạt tù gây oan sai như thế nào?

1. Nhà nước có trách nhiệm bố trí một khoản kinh phí trong ngân sách nhà nước để thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Kinh phí bồi thường bao gồm:

a) Tiền chi trả cho người bị thiệt hại;

b) Chi phí cho việc định giá tài sản, giám định thiệt hại.

2. Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách trung ương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách trung ương.

3. Trường hợp cơ quan giải quyết bồi thường được bảo đảm kinh phí hoạt động từ ngân sách địa phương thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh.

4. Bộ Tài chính, Sở Tài chính có trách nhiệm cấp phát kịp thời và đầy đủ kinh phí bồi thường.

Theo đó, khi có yêu cầu bồi thường đúng pháp luật, Nhà nước phải bố trí kinh phí để bồi thường cho người có yêu cầu. Tuy nhiên, khi Nhà nước bồi thường xong thì người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại (ví dụ: Kiểm sát viên, Điều tra viên, Thẩm phán…) phải có nghĩa vụ hoàn trả ngân sách một phần hoặc toàn bộ số tiền nhà nước đã bỏ ra bồi thường cho người dân theo quy định tại Điều 64 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.

Điều 64. Nghĩa vụ hoàn trả của người thi hành công vụ

1. Người thi hành công vụ có lỗi gây thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách nhà nước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại.

2. Trường hợp có nhiều người thi hành công vụ cùng gây thiệt hại thì những người đó có nghĩa vụ hoàn trả tương ứng với mức độ lỗi của mình và thiệt hại mà Nhà nước phải bồi thường.

Pháp luật cũng quy định đối với trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại đã nghỉ việc nhưng không hưởng lương hưu hoặc không làm việc tại cơ quan, tổ chức nào khác thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại tại thời điểm người đó gây ra thiệt hại có trách nhiệm tổ chức thực hiện quyết định hoàn trả theo quy định của pháp luật.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Đền bù trong trường hợp phạt tù gây oan sai như thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: Điều kiện đăng ký hết hôn, điều kiện thay đổi căn cước công dân, thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp:

Việc phục hồi danh dự của người bị án oan được pháp luật như thế nào?

Điều 31 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định:
“1. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.
2. Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại có trách nhiệm chủ động thực hiện việc phục hồi danh dự đối với người bị thiệt hại trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Việc phục hồi danh dự được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương V của Luật này
“.

Mức bồi thường thiệt hại trong những vụ án oan, sai là bao nhiêu?

Theo Chương III Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 Thông thường, đối với các vụ án oan sai, các thiệt hại được xác định bao gồm:
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm
– Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút
– Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết
– Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm
– Thiệt hại về tinh thần
– Các chi phí khác được bồi thường
Do vậy, mức bồi thường cụ thể cho các vụ án oan, sai không được quy định cụ thể mà tùy vào từng vụ án với tính chất, mức độ khác nhau để xác định mức bồi thường phù hợp. Nhưng vẫn phải đảm bảo được thực hiện kịp thời, công khai, bình đẳng, thiện chí, trung thực và đúng pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.